Đã có giấy phép môi trường rồi thì có cần vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải nữa hay không?
- Nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường là gì?
- Đơn vị trong quá trình đầu tư dự án đã có giấy phép môi trường rồi thì có cần vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải nữa hay không?
- Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư nào sau khi được cấp giấy phép môi trường phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải?
Nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường là gì?
Tại khoản 2 Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định quyền và nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp phép môi trường như sau:
Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có quyền sau đây:
a) Được thực hiện các nội dung cấp phép môi trường quy định trong giấy phép môi trường;
b) Đề nghị cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết;
b) Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường;
c) Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
d) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;
đ) Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra;
g) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chủ dự án đầu tư được cấp giấy phép môi trường có những nghĩa vụ sau:
- Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết;
- Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường;
- Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra.
Đơn vị trong quá trình đầu tư dự án đã có giấy phép môi trường rồi thì có cần vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải nữa hay không? (Hình từ Internet)
Đơn vị trong quá trình đầu tư dự án đã có giấy phép môi trường rồi thì có cần vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải nữa hay không?
Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường như sau:
Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
1. Công trình xử lý chất thải không phải thực hiện vận hành thử nghiệm gồm:
a) Hồ lắng của dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi;
b) Hồ sự cố của hệ thống xử lý nước thải (trừ hồ sự cố kết hợp hồ sinh học);
c) Hệ thống thoát bụi, khí thải đối với các trường hợp không yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải, bao gồm cả hệ thống kiểm soát khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu là khí gas, dầu DO; hệ thống xử lý khí thải lò hỏa táng;
d) Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng yêu cầu theo quy định);
đ) Hệ thống xử lý nước làm mát có sử dụng Clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật;
e) Công trình xử lý chất thải của dự án mở rộng, nâng cao công suất nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường đã cấp;
g) Công trình xử lý chất thải của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường;
h) Công trình xử lý chất thải của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường đã cấp.
.....
Như vậy, trừ các trường hợp dưới đây thì đơn vị trong quá trình đầu tư dự án đã có giấy phép môi trường rồi vẫn phải cần vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
- Hồ lắng của dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi;
- Hồ sự cố của hệ thống xử lý nước thải (trừ hồ sự cố kết hợp hồ sinh học);
- Hệ thống thoát bụi, khí thải đối với các trường hợp không yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải, bao gồm cả hệ thống kiểm soát khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu là khí gas, dầu DO; hệ thống xử lý khí thải lò hỏa táng;
- Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ (bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng yêu cầu theo quy định);
- Hệ thống xử lý nước làm mát có sử dụng Clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật;
- Công trình xử lý chất thải của dự án mở rộng, nâng cao công suất nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường đã cấp;
- Công trình xử lý chất thải của các dự án đần tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường khi đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường;
- Công trình xử lý chất thải của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường đã cấp.
Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư nào sau khi được cấp giấy phép môi trường phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường như sau:
Công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường
1. Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư bao gồm:
a) Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;
b) Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế;
c) Công trình bảo vệ môi trường khác.
2. Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
...
Như vậy, công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư nào sau khi được cấp giấy phép môi trường phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải bao gồm:
- Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;
- Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế.
Trân trọng!
Lương Thị Tâm Như