Có truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm khi nạn nhân có đơn đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cho hỏi có truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm khi nạn nhân có đơn đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự? Câu hỏi của anh Trường Đạt đến từ tỉnh Tây Ninh

Có truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm khi nạn nhân có đơn đề nghị không truy cứu không?

Căn cứ tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 8 Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định như sau:

Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
[...]
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Như vậy, nếu hành vi hiếp dâm thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 mà nạn nhân có đơn đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không yêu cầu khởi tố về hành vi này thì cơ quan điều tra sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.

Tuy nhiên, nếu hành vi hiếp dâm rơi vào các trường hợp thuộc các khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 thì dù có đơn đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự của bị hại, các cơ quan chức năng vẫn tiến hành điều tra, truy tố về tội danh này.

Có truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm khi nạn nhân có đơn đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự?

Có truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm khi nạn nhân có đơn đề nghị không truy cứu không? (Hình từ Internet)

Phạm tội hiếp dâm làm nạn nhân có thai thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội hiếp dâm
[...]
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
[...]

Như vậy, theo quy định trên, hành vi hiếp dâm dẫn đến hậu quả làm nạn nhân có thai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án từ 07 đến 15 năm tù.

Người phạm tội hiếp dâm đã chấp hành xong hình phạt tù thì sau bao lâu sẽ được đương nhiên xóa án tích?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hạn đương nhiên được xóa án tích như sau:

Đương nhiên được xóa án tích
....
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Như vậy, thời hạn đương nhiên được xóa án tích đối với người phạm tội hiếp dâm đã chấp hành xong hình phạt phụ thuộc vào mức án mà người phạm tội phải chấp hành. Cụ thể như sau:

- 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

- 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

- 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

- 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội hiếp dâm

Lê Gia Điền

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào