Đề xuất xây dựng pháp luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội năm 2023?

Cho tôi hỏi, sắp tới sẽ có đề xuất xây dựng pháp luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội? Mong được giải đáp thắc mắc.

Bao nhiêu tuổi được xem là người chưa thành niên?

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 về người chưa thành niên có quy định như sau:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, theo quy định pháp luật thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Đề xuất xây dựng pháp luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội?

Căn cứ Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên do Phó chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nêu tại phiên làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng ngày 10/04/2023, dự kiến xây dựng 6 nhóm chính sách quan trọng, cụ thể như sau:

- Đổi mới, xây dựng quy trình thủ tục tố tụng thân thiện; cho phép Viện kiểm sát được quyền truy tố người chưa thành niên theo mức hình phạt bằng 1/2 khung tương ứng; quy định trình tự, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên.

- Hoàn thiện quy định về hình phạt đối với người chưa thành niên, bao gồm cải tạo không giam giữ; giáo dục tại trường giáo dưỡng; tù có thời hạn và một số quy định cụ thể khác.

- Kế thừa, phát triển các quy định hiện hành về biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.

- Đề xuất giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện chức năng điều phối về tư pháp người chưa thành niên và quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều phối trong dự án luật này.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của người làm công tác xã hội trong tư pháp hình sự người chưa thành niên.

- Tòa án nhân dân tối cao xây dựng cơ chế thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên.

Đề xuất: truy tố người chưa thành niên phạm tội bằng 1/2 khung hình phạt hiện hành?

Đề xuất: Truy tố người chưa thành niên phạm tội bằng 1/2 khung hình phạt hiện hành? (Hình từ Internet)

Người chưa thành niên cần đáp ứng những điều kiện gì khi thực hiện giao dịch dân sự?

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 về người chưa thành niên có quy định như sau:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Vậy, người chưa thành niên theo quy định pháp luật được chia thành 03 nhóm, cụ thể như sau:

- Người chưa đủ sáu tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Trân trọng!

Nguyễn Võ Linh Trang

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào