Thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua Bộ phận Một cửa sẽ không bị phát sinh thêm chi phí?
- Thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua Bộ phận Một cửa sẽ không bị phát sinh thêm chi phí?
- Nếu có phát sinh thêm chi phí trong thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua Bộ phận Một cửa thì cá nhân, tổ chức có được khiếu nại không?
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua Bộ phận Một cửa là gì?
Thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua Bộ phận Một cửa sẽ không bị phát sinh thêm chi phí?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 475/QĐ-BHXH năm 2023 có quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Bộ phận Một cửa
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
1. Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của công chức, viên chức và cơ quan BHXH.
2. Việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất.
3. Giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền.
4. Quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân.
5. Không làm phát sinh chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.
6. Công chức, viên chức cơ quan BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật.
7. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Như vậy, theo nguyên tắc hoạt động của Bộ phận Một cửa vè bảo hiểm xã hội có quy định rằng không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.
Thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua Bộ phận Một cửa sẽ không bị phát sinh thêm chí phí? (Hình từ Internet)
Nếu có phát sinh thêm chi phí trong thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua Bộ phận Một cửa thì cá nhân, tổ chức có được khiếu nại không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 475/QĐ-BHXH năm 2023 có quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
1. Quyền
a) Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
b) Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC;
c) Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về sự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của TTHC;
d) Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC không đúng quy định của pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan trong thực hiện công vụ;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua Bộ phận Một cửa có những quyền phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về sự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của thủ tục hành chính.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua Bộ phận Một cửa là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 475/QĐ-BHXH năm 2023 có quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
...
2. Trách nhiệm
a) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan;
b) Khi nhận kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa phải mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trường hợp được ủy quyền nhận thay thì mang thêm giấy ủy quyền để nhận thay kết quả;
c) Thực hiện đầy đủ các quy định về giải quyết TTHC và các quy định của Bộ phận Một cửa; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vậy, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua Bộ phận Một cửa bao gồm:
- Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan;
- Khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa phải mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trường hợp được ủy quyền nhận thay thì mang thêm giấy ủy quyền để nhận thay kết quả;
- Thực hiện đầy đủ các quy định về giải quyết thủ tục hành chính và các quy định của Bộ phận Một cửa; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.
Trân trọng!
Nguyễn Võ Linh Trang