Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Cho tôi hỏi: Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách công tác an toàn bị phạt vi phạm hành chính như thế nào? Mong được tư vấn.

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt bắt buộc phải bố trí người phụ trách công tác an toàn?

Điều 20 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:

Điều kiện kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn. Người phụ trách bộ phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trình độ đại học về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp một trong các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Có ít nhất 01 người quản lý doanh nghiệp có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp một trong các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
3. Kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Theo quy định nêu trên, để tiến hành kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp phải có bộ phận phụ trách công tác an toàn và bố trí người phụ trách công tác an toàn theo quy định.

Ngoài ra, để kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện như:

- Có ít nhất 01 người quản lý doanh nghiệp có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp một trong các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

- Kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn bị phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách công tác an toàn bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Điểm b khoản 1 Điều 70 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về phát vi phạm hành chính với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách công tác an toàn như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đường sắt
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thực hiên một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không bố trí người phụ trách công tác an toàn, người chịu trách nhiệm chính về quản lý, kỹ thuật khai thác vận tải hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định;
b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn, người quản lý doanh nghiệp hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định;
c) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định;
d) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không bố trí người phụ trách bộ phận an toàn vận tải đường sắt, người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc có bố trí nhưng không đủ điều kiện theo quy định.
...

Theo quy định nêu trên, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách công tác an toàn có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông có được phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách công tác an toàn không?

Điểm b khoản 4 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
...

Theo đó, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông không có thẩm quyền phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không bố trí người phụ trách công tác an toàn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào