Có bắt buộc doanh nghiệp phải kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước?

Có bắt buộc doanh nghiệp phải kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước? Xin được tư vấn.

Có bắt buộc doanh nghiệp phải kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước?

Tại khoản 3 Điều 9 Luật Kiểm toán độc lập 2011 có quy định kiểm toán bắt buộc như sau:

Kiểm toán bắt buộc
1. Kiểm toán bắt buộc là kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các thông tin tài chính khác của đơn vị được kiểm toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính phải được giao kết chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
3. Doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khi công khai báo cáo tài chính phải có báo cáo kiểm toán đính kèm; trường hợp cơ quan nhà nước khi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán mà không có báo cáo kiểm toán đính kèm thì có trách nhiệm thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 4 Điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định nơi nhận báo cáo tài chính như sau:

Nơi nhận Báo cáo tài chính
...
4. Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.
...

Như vậy, doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khi công khai báo cáo tài chính phải có báo cáo kiểm toán đính kèm.

Có bắt buộc doanh nghiệp nộp báo cáo kiểm toán cùng với báo cáo tài chính hay không?

Có bắt buộc doanh nghiệp nộp báo cáo kiểm toán cùng với báo cáo tài chính hay không? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán được quy định như thế nào?

Tại Điều 108 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định các nguyên tắc lập Báo cáo tài chính khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:

- Khi thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán, tại kỳ đầu tiên kể từ khi thay đổi, kế toán thực hiện chuyển đổi số dư sổ kế toán sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

- Tỷ giá áp dụng đối với thông tin so sánh (cột kỳ trước) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Khi trình bày thông tin so sánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của kỳ có sự thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, đơn vị áp dụng tỷ giá chuyển khoản bình quân kỳ trước liền kề với kỳ thay đổi (nếu tỷ giá bình quân xấp xỉ tỷ giá thực tế).

- Khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính lý do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là bao nhiêu ngày?

Tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định thời hạn nộp Báo cáo tài chính như sau:

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
a) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
2. Đối với các loại doanh nghiệp khác
a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Như vậy, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm được xác định như sau:

- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào