Mẫu giấy đề nghị nhận chế độ bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần mới nhất 2023?

Cho tôi hỏi về: Mẫu giấy đề nghị nhận chế độ Bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần? Mong được giải đáp.

Mẫu giấy đề nghị nhận chế độ bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần?

Mẫu số 3-CBH hành kèm Quyết định 523/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về mẫu giấy đề nghị nhận chế độ bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần như sau:

Xem thêm và tải về mẫu giấy đề nghị nhận chế độ bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần: Tại đây

Theo quy định nêu trên, khi người hưởng bảo hiểm xã hội từ trần, việc đề nghị nhận nhận chế độ bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện theo mẫu giấy đề nghị nhận chế độ Bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần quy định tại Mẫu số 3-CBH hành kèm Quyết định 523/QĐ-BHXH năm 2023.

Mẫu giấy đề nghị nhận chế độ Bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần?

Mẫu giấy đề nghị nhận chế độ bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần mới nhất 2023? (Hình từ Internet)

Người hưởng bảo hiểm xã hội từ trần thì thân nhân đề nghị nhận chế độ bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ nội dung ghi chú Mẫu số 3-CBH hành kèm theo Quyết định 523/QĐ-BHXH năm 2023, việc đề nghị nhận chế độ bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần được quy định như sau:

Ghi chú:
- Người đề nghị là thân nhân của người hưởng đã từ trần theo quy định, đại diện cho các thân nhân lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng đã từ trần có những tháng chưa nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.
- Chỉ kê khai đối với thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con.
- Chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị: Là chứng thực của chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam trong trường hợp chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam trong trường hợp cư trú ở nước ngoài.
Nếu Tờ khai từ 02 tờ rời trở lên thì giữa các tờ phải đóng dấu giáp lai của nơi chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ.
- Trong trường hợp thân nhân người hưởng từ trần chưa có đề nghị cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất khi đến cơ quan BHXH làm thủ tục đề nghị xuất trình trích lục khai tử hoặc giấy báo tử.

Theo quy định nêu trên, việc đề nghị nhận chế độ bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần được thực hiện như sau:

- Người đề nghị là thân nhân của người hưởng đã từ trần theo quy định, đại diện cho các thân nhân lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội của người hưởng đã từ trần có những tháng chưa nhận lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội.

- Chỉ kê khai đối với thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con.

- Chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị:

+ Là chứng thực của chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam trong trường hợp chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam trong trường hợp cư trú ở nước ngoài.

+ Nếu Tờ khai từ 02 tờ rời trở lên thì giữa các tờ phải đóng dấu giáp lai của nơi chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ.

- Trong trường hợp thân nhân người hưởng từ trần chưa có đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất khi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội làm thủ tục đề nghị xuất trình trích lục khai tử hoặc giấy báo tử.

Những đối tượng nào được nhận chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng khi người hưởng bảo hiểm xã hội từ trần?

Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
...

Theo quy định nêu trên, những đối tượng được nhận chế độ Bảo hiểm xã hội hàng tháng khi người hưởng Bảo hiểm xã hội từ trần gồm:

- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai

- Nhân thân là người không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở, gồm:

+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hưởng bảo hiểm xã hội

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào