Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030?
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030?
- Giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế trong Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030?
- Những cơ quan, tổ chức nào tổ chức thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030?
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030?
Căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 theo Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1728/QĐ-BYT năm 2023 có quy định về nội dung công tác phát triển nguồn nhân lực, cụ thể như sau:
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin;
- Đào tạo bồi dưỡng chuyên gia ở trong nước và ở nước ngoài về nghiên cứu sản xuất vắc xin để các chuyên gia được cử đi bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài về nghiên cứu, sản xuất vắc xin.
Như vậy, nhằm bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030, Bộ Y tế đưa ra kế hoạch ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin và đào tạo bồi dưỡng chuyên gia ở trong nước và ở nước ngoài về nghiên cứu sản xuất vắc xin.
Cử chuyên gia trong nước ra nước ngoài để nghiên cứu sản xuất vắc xin theo Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030? (Hình từ Internet)
Giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế trong Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030?
Căn cứ Tiểu mục 3 Mục II Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 về giải pháp đối với nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế trong Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 có quy định như sau:
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
...
3. Giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế
a) Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin; đào tạo bồi dưỡng chuyên gia ở trong nước và ở nước ngoài về nghiên cứu sản xuất vắc xin;
b) Thu hút đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển trong việc đào tạo nhân lực để: thực hiện các chương trình, các nhiệm vụ nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất các vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới, chưa có tại Việt Nam; các vắc xin phối hợp, vắc xin phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;
c) Tăng cường tiếp cận thông tin, mở rộng, phát huy quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin.
...
Như vậy, giải pháp đối với nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế trong Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 bao gồm:
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin; đào tạo bồi dưỡng chuyên gia ở trong nước và ở nước ngoài về nghiên cứu sản xuất vắc xin;
- Thu hút đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển trong việc đào tạo nhân lực để:
+ Thực hiện các chương trình, các nhiệm vụ nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất các vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao;
+ Các loại vắc xin mới, chưa có tại Việt Nam;
+ Các vắc xin phối hợp, vắc xin phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;
- Tăng cường tiếp cận thông tin, mở rộng, phát huy quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin.
Những cơ quan, tổ chức nào tổ chức thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030?
Căn cứ Mục IV Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 về những cơ quan, tổ chức nào tổ chức thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 có quy định như sau:
- Bộ Y tế
+ Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm về số lượng, chất lượng, nguồn cung vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030;
+ Tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế để tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả các nguồn vắc xin viện trợ, tài trợ, cho, tặng để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất vắc xin, đặc biệt là các vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới, chưa có tại Việt Nam; các vắc xin phối hợp, vắc xin để phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Bộ Tài chính
+ Bố trí ngân sách cho Chương trình tiêm chủng mở rộng để đáp ứng đủ nhu cầu cho việc triển khai các hoạt động tiêm chủng;
+ Nghiên cứu đề xuất chính sách về tài chính để hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.
- Bộ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.
- Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc cung ứng vắc xin, tổ chức tiêm chủng,... không để xảy ra tình trạng đầu cơ tăng giá, thiếu cục bộ vắc xin cho tiêm chủng.
Trân trọng!
Nguyễn Võ Linh Trang