Những lưu ý khi sử dụng phương pháp so sánh trong quảng cáo? Cơ quan nào đưa ra kết luận về nội dung quảng cáo gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh?

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp so sánh trong quảng cáo? Muốn yêu cầu kết luận về nội dung quảng cáo gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh thì cơ quan nào đưa ra kết luận?

Cơ quan nào đưa ra kết luận về nội dung quảng cáo gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm hàng hóa dịch vụ?

Căn cứ tại điểm e khoản 2 Điều 4 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định về cơ quan có thẩm quyền kết luận về nội dung quảng cáo gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh như sau:

Hình thức áp dụng
...
2. Khi phát hiện những hành vi không thực hiện Quy tắc ứng xử này, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo đưa ra kết luận trong các trường hợp sau:
...
e) Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố;
g) Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

Như vậy, Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo đưa ra kết luận nội dung quảng cáo gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa dịch vụ.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp so sánh trong quảng cáo? Cơ quan nào đưa ra kết luận về nội dung quảng cáo gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh?

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp so sánh trong quảng cáo? Cơ quan nào đưa ra kết luận về nội dung quảng cáo gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh? (Hình từ Internet)

Không được quảng cáo những nội dung nào để không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng?

Tại khoản 1 Điều 9 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định về việc tôn trọng lợi ích của công chúng và người tiêu dùng:

Tôn trọng lợi ích của công chúng và người tiêu dùng
1. Quảng cáo không có các nội dung gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về:
a) Các đặc điểm của sản phẩm có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng, bao gồm: bản chất, thành phần, phương pháp sản xuất và ngày sản xuất, phạm vi sử dụng, sự hiệu quả và hiệu suất, số lượng, nguồn gốc thương mại hoặc địa lý, ảnh hưởng tới môi trường;
b) Giá trị của sản phẩm;
c) Tổng giá tiền mà người tiêu dùng phải trả khi mua sản phẩm;
d) Điều khoản giao hàng, đổi hàng, trả hàng, sửa chữa và bảo trì;
đ) Điều khoản bảo hành;
e) Bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp như bằng sáng chế, thương hiệu, mẫu mã và tên thương mại;
g) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn;
h) Sự công nhận hoặc chấp thuận chính thức, các giải thưởng như huy chương, danh hiệu và bằng cấp;
i) Mức độ đóng góp cho các mục đích từ thiện.
...

Như vậy, trong nội dung quảng cáo không có các nội dung dây hiểu nhầm như sau:

- Các đặc điểm của sản phẩm có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng, bao gồm:

+ Bản chất

+ Thành phần

+ Phương pháp sản xuất và ngày sản xuất

+ Phạm vi sử dụng

+ Sự hiệu quả và hiệu suất

+ Số lượng, nguồn gốc thương mại hoặc địa lý, ảnh hưởng tới môi trường

- Giá trị của sản phẩm

- Tổng giá tiền mà người tiêu dùng phải trả khi mua sản phẩm

- Điều khoản giao hàng, đổi hàng, trả hàng, sửa chữa và bảo trì

- Điều khoản bảo hành

- Bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp như bằng sáng chế, thương hiệu, mẫu mã và tên thương mại

- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn

- Sự công nhận hoặc chấp thuận chính thức, các giải thưởng như huy chương, danh hiệu và bằng cấp

- Mức độ đóng góp cho các mục đích từ thiện.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp so sánh trong quảng cáo?

Căn cứ Điều 11 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 có quy định về sử dụng phương pháp so sánh như sau:

Sử dụng phương pháp so sánh
1. Quảng cáo không thể hiện nội dung nói xấu, chê bai, nhạo báng, chỉ trích, tấn công hoặc hạ thấp uy tín, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác.
2. Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác dụng tức thời hoặc có thể cảm nhận, nhìn được bằng mắt thường bằng cách so sánh các tình huống “trước khi” và “sau khi” sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó phải phản ánh được sự thay đổi một cách trung thực và thực tế, không được phóng đại, gây hiểu nhầm và có dẫn chứng cụ thể về mặt thời gian giữa hai tình huống.
3. Quảng cáo có sự so sánh về mức độ hoàn thiện của sản phẩm trước và sau khi sử dụng các phát minh, cải tiến, dù là về bao bì hay chất lượng sản phẩm đều phải có bằng chứng khoa học cụ thể; có thể được xuất trình khi Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo yêu cầu.

Theo đó, những lưu ý khi sử dụng phương pháp so sánh trong quảng cáo như sau:

- Quảng cáo không thể hiện nội dung nói xấu, chê bai, nhạo báng, chỉ trích, tấn công

- Quảng cáo không thể hiện nội dung hạ thấp uy tín, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác.

- Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác dụng tức thời hoặc có thể cảm nhận, nhìn được bằng mắt thường bằng cách:

+ So sánh các tình huống “trước khi” và “sau khi” sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó phải phản ánh được sự thay đổi một cách trung thực và thực tế

+ Không được phóng đại, gây hiểu nhầm và có dẫn chứng cụ thể về mặt thời gian giữa hai tình huống.

- Quảng cáo có sự so sánh về mức độ hoàn thiện của sản phẩm trước và sau khi sử dụng các phát minh, cải tiến, dù là về bao bì hay chất lượng sản phẩm đều phải có:

+ Bằng chứng khoa học cụ thể

+ Có thể được xuất trình khi Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo yêu cầu.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều kiện quảng cáo

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào