Người nước ngoài có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam hay không?

Cho tôi hỏi: Người nước ngoài có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam hay không? Mong được tư vấn.

Người nước ngoài có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam hay không?

Khoản 1 Điều 59 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam như sau:

Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
1. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa bao gồm:
a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;
d) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.
...

Khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
...

Theo quy định nêu trên, người nước ngoài không đáp ứng được điều kiện về quốc tịch để trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam.

Người nước ngoài có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam hay không?

Người nước ngoài có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)

Theo đó, người nước ngoài không thể trở thành thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du viên lịch nội địa tại Việt Nam bị phạt hành chính như thế nào?

Điểm d khoản 13, điểm b khoản 15 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
13. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
b) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp khác để hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
c) Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật;
d) Sử dụng người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
...
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.
...

Khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
...
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo quy định nêu trên, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du viên lịch nội địa tại Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng.

Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có được xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du viên lịch nội địa tại Việt Nam không?

Khoản 3 Điều 19 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ như sau:

Thẩm quyền của Thanh tra
...
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
...

Khoản 4 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
...
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Mức phạt tiền tối đa với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có hành vi sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du viên lịch nội địa tại Việt Nam là 90.000.000 đồng.

Theo quy định nêu trên, Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ sẽ không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du viên lịch nội địa tại Việt Nam.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hướng dẫn viên du lịch

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào