Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030: Phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp?
- Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030: Phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp?
- Mục tiêu tổng quát trong thực hiện xây dựng Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030?
- Vì sao Thủ tướng Chính phủ lại phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030?
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030: Phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp?
Ngày 05/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 345/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2030.
Trong đó, căn cứ quy định tại tiết b tiểu mục 2 Mục I Điều 1 Quyết định 345/QĐ-TTg năm 2023 đã đề ra các mục tiêu cụ thể khi thực hiện Đề án gồm:
- Hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
- Phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp;
- Tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
- Vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất;
- Giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp khi có yêu cầu;
- Thí điểm và nhân rộng ít nhất 02 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc;
- Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng hệ sinh thái về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Xây dựng và duy trì cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả liên quan đến doanh nghiệp;
- Triển khai các giải pháp xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030: Phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Mục tiêu tổng quát trong thực hiện xây dựng Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030?
Tiết a tiểu mục 2 Mục I Điều 1 Điều 1 Quyết định 345/QĐ-TTg năm 2023 xác định các mục tiêu tổng quát của Đề án như sau:
Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Đề án xác định mục tiêu tổng quát là: (i) phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập; (ii) tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành; huy động các nguồn lực xã hội; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; (iii) triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
...
Theo quy định nêu trên, Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 xác định mục tiêu tổng quát là gồm:
- Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập;
- Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành; huy động các nguồn lực xã hội; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
- Triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì sao Thủ tướng Chính phủ lại phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030?
Tiểu mục 1 Mục I Điều 1 Quyết định 345/QĐ-TTg năm 2023 thể hiện các quan điểm chỉ đạo để xây dựng Đề án như sau:
Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU
1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Đề án
Đề án được xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo như sau:
a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; gắn với việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp, người dân và nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chức pháp chế của bộ, ngành, địa phương.
b) Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, khả thi, từng bước chuyên nghiệp và mang tính bền vững; đảm bảo đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương.
c) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện doanh nghiệp; giữa Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ pháp lý trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; các cơ quan nhà nước phải luôn đồng hành với doanh nghiệp, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển; doanh nghiệp cần đề cao ý thức tuân thủ pháp luật theo nguyên tắc pháp quyền.
...
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ lại phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 dựa trên các quan điểm chỉ đạo như sau:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022; gắn với việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp, người dân và nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chức pháp chế của bộ, ngành, địa phương.
- Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, khả thi, từng bước chuyên nghiệp và mang tính bền vững;
- Đảm bảo đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương.
- Tăng cường phối hợp:
+ Giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện doanh nghiệp;
+ Giữa Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ pháp lý trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
+ Giữa các cơ quan nhà nước phải luôn đồng hành với doanh nghiệp, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển;
+ Doanh nghiệp cần đề cao ý thức tuân thủ pháp luật theo nguyên tắc pháp quyền.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn