Vùng bảo vệ nghiêm ngặt trong bảo vệ môi trường là những nơi nào? Cách xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải?

Vùng hạn chế phát thải là những nơi nào? Cách xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải? Câu hỏi của anh Đức Tâm đến từ tỉnh Ninh Bình

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt trong bảo vệ môi trường là những nơi nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về vùng bảo vệ nghiêm ngặt như sau:

Quy định chung về phân vùng môi trường
...
2. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm:
a) Khu dân cư tập trung ở đô thị bao gồm: nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;
b) Nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
c) Khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản;
d) Khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
đ) Vùng lõi của di sản thiên nhiên (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
[...]

Như vậy, theo quy định trên, vùng bảo vệ nghiêm ngặt là những địa điểm sau:

- Khu dân cư tập trung ở đô thị bao gồm: nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;

- Nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

- Khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản;

- Khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

- Vùng lõi của di sản thiên nhiên (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

phan-vung

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt trong bảo vệ môi trường là những nơi nào? Cách xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải? (Hình từ Internet)

Vùng hạn chế phát thải là những nơi nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về vùng hạn chế phát thải như sau:

Quy định chung về phân vùng môi trường
[...]
3. Vùng hạn chế phát thải bao gồm:
a) Vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt quy định tại khoản 2 Điều này (nếu có);
b) Vùng đất ngập nước quan trọng đã được xác định theo quy định của pháp luật;
c) Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
d) Khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;
đ) Khu vui chơi giải trí dưới nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường khác cần được bảo vệ.
...

Như vậy, theo quy định trên, hiện nay có 6 vùng hạn chế phát thải, bao gồm:

- Vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt

- Vùng đất ngập nước quan trọng đã được xác định theo quy định của pháp luật;

- Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

- Khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;

- Khu vui chơi giải trí dưới nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường khác cần được bảo vệ.

Cách xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải như sau:

Xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải
1. Việc xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được quy định như sau:
a) Điều tra, đánh giá tổng quan các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này;
b) Định hướng mục tiêu về bảo vệ môi trường đối với các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này;
c) Định hướng về vị trí, quy mô, ranh giới của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải.
...

Như vậy, việc xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện thông qua quá trình điều tra, đánh giá tổng quan các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường.

Định hướng mục tiêu về bảo vệ môi trường đối với các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường

Định hướng về vị trí, quy mô, ranh giới của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải.

Trân trọng!

Lê Gia Điền

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào