Khi thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có làm lộ thông tin cá nhân hay không?
Khi thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có làm lộ thông tin cá nhân hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2023/TT-VPCP về các yêu cầu khi thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có quy định như sau:
Các yêu cầu đối với việc số hóa giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
1. Quá trình số hóa phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, toàn vẹn dữ liệu của hồ sơ, giấy tờ được sổ hóa và tính hoàn thiện về nội dung, quy trình số hóa.
2. Quá trình số hóa phải bảo đảm các nguyên tắc về bảo vệ dữ liệu cá nhân, không làm xâm hại, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Dữ liệu điện tử của giấy tờ phải lưu các trường dữ liệu đặc tả để tái sử dụng trong giải quyết thủ tục hành chính khác có liên quan.
Theo đó, khi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải bảo đảm các nguyên tắc về bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân.
Cho nên, khi thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính dữ liệu, thông tin cá nhân sẽ không bị lộ.
Khi thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có làm lộ thông tin cá nhân hay không? (Hình từ Internet)
Những cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2023/TT-VPCP về đối tượng có trách nhiệm thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có quy định như sau:
Người có trách nhiệm thực hiện số hóa
Người có trách nhiệm thực hiện số hóa bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tiếp nhận, xử lý, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không thuộc khoản 1 Điều này được giao thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
3. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp cung ứng bưu chính công ích và các trường hợp khác được giao đảm nhận việc số hóa hồ sơ, giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Như vậy, những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tiếp nhận, xử lý, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính.
- Cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện tiếp nhận, xử lý, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính được giao thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực theo quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp cung ứng bưu chính công ích và các trường hợp khác được giao đảm nhận việc số hóa hồ sơ, giấy tờ theo quy định pháp luật về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Quy trình số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 01/2023/TT-VPCP về quy trình thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có quy định như sau:
Quy trình số hóa
Quy trình số hóa được thực hiện qua các bước:
1. Sao chụp giấy tờ, chuyển sang bản điện tử.
2. Bóc tách dữ liệu.
3. Cấp mã kết quả số hóa.
4. Lưu kết quả số hóa.
Như vậy, quy trình số hóa được thực hiện qua các bước sau:
- Sao chụp giấy tờ, chuyển sang bản điện tử.
- Bóc tách dữ liệu.
- Cấp mã kết quả số hóa.
- Lưu kết quả số hóa.
Lưu ý: Thông tư 01/2023/TT-VPCP quy định nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử do Văn phòng Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 25/05/2023.
Trân trọng!
Nguyễn Võ Linh Trang