Nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội đối với bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội?

Nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước được phân công? Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm như thế nào trong bảo vệ bí mật nhà nước? Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm?

Phân công nhiệm vụ đối với bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội được thực hiện thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có quy định như sau:

Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước và phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước
...
2. Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước:
a) Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước tại Văn phòng Quốc hội; phê duyệt danh sách người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của các đơn vị trực thuộc theo đề nghị của người đứng đầu các đơn vị.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan; phê duyệt danh sách người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của các đơn vị trực thuộc theo đề nghị của người đứng đầu các đơn vị.
b) Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ;
c) Việc phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước phải thể hiện bằng văn bản.

Theo đó, nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội được phân công như sau:

- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước tại Văn phòng Quốc hội; phê duyệt danh sách người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của các đơn vị trực thuộc theo đề nghị của người đứng đầu các đơn vị.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan; phê duyệt danh sách người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của các đơn vị trực thuộc theo đề nghị của người đứng đầu các đơn vị.

- Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ;

- Việc phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước phải thể hiện bằng văn bản.

Nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội đối với bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội?

Nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội đối với bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội? (Hình từ Internet)

Báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có quy định như sau:

Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước và phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước
1. Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước:
a) Văn phòng Quốc hội chủ trì thực hiện các chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật của các cơ quan gửi Bộ Công an theo quy định;
b) Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Văn phòng Quốc hội thực hiện các chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
...

Vậy, chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội được thự hiện như sau:

- Văn phòng Quốc hội chủ trì thực hiện các chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật của các cơ quan gửi Bộ Công an theo quy định;

- Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Văn phòng Quốc hội thực hiện các chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

Nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội đối với bảo vệ bí mật nhà nước trọng hoạt động Quốc hội?

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội đối với bảo vệ bí mật nhà nước trọng hoạt động Quốc hội có quy định như sau:

- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; phối hợp tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng, sửa đổi, bổ sung Danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội trình cấp có thẩm quyền ban hành;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

- Là đầu mối trong việc xử lý và kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Bảo đảm kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện bảo vệ an toàn thông tin và bí mật nhà nước trong môi trường mạng và máy tính của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trân trọng!

Nguyễn Võ Linh Trang

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào