Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có được xác lập bằng hành vi không? Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng không?

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có được xác lập bằng hành vi không? Tôi dùng chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi thì nó có giá trị pháp lý như hợp đồng không?

Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Luật Bưu chính 2010 có quy định về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản như sau:

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản
...
2. Hợp đồng giao kết bằng văn bản phải được lập bằng tiếng Việt; nếu các bên có thỏa thuận sử dụng thêm ngôn ngữ khác thì văn bản bằng tiếng Việt và văn bản bằng ngôn ngữ khác có giá trị pháp lý như nhau.
3. Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng giao kết bằng văn bản giữa các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng giao kết bằng văn bản giữa các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có được xác lập bằng hành vi không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Luật Bưu chính 2010 có quy định về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
1. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là thoả thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi, theo đó doanh nghiệp chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi đến địa điểm theo yêu cầu của người gửi và người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính.
2. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được giao kết bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi. Dấu ngày hoặc các thông tin xác định thời gian và địa điểm chấp nhận bưu gửi là căn cứ xác định trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.

Và tại Điều 10 Luật Bưu chính 2010 có quy định về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính xác lập bằng hành vi cụ thể:

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính xác lập bằng hành vi cụ thể
Việc gửi vào thùng thư công cộng thư đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này, có dán tem Bưu chính Việt Nam hoặc có dấu thanh toán trước giá cước của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính là hành vi xác lập hợp đồng giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi

Như vậy, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được giao kết bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi.

Hành vi xác lập hợp đồng giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi là:

- Việc gửi vào thùng thư công cộng thư đủ điều kiện chấp nhận bưu gửi:

+ Không chứa các vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính.

+ Có thông tin liên quan đến người gửi, người nhận trên bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

+ Đã thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

+ Được gói, bọc theo yêu cầu của dịch vụ bưu chính.

- Có dán tem Bưu chính Việt Nam hoặc có dấu thanh toán trước giá cước của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có được xác lập bằng hành vi không? Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng không?

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có được xác lập bằng hành vi không? Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng không? (Hình từ Internet)

Khi phát hiện hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Luật Bưu chính 2010 có quy định về vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính như sau:

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính
1. Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông.
2. Vật phẩm, hàng hoá từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu.
3. Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu.
4. Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Và tại khoản 1 Điều 14 Luật Bưu chính 2010 có quy định về bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
1. Trường hợp bưu gửi bị phát hiện vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm:
a) Đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi đó;
b) Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, khi phát hiện hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm sau:

- Đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi đó;

- Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ bưu chính

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào