Khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cho tôi hỏi, khai thác khoáng sản trái phép có bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của anh Minh đến từ An Giang.

Khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 3 Điều 52 Nghị định 36/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có quy định như sau:

Vi phạm các quy định khác trong khai thác khoáng sản
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phát hiện có khoáng sản mới trong quá trình khai thác mà không báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Không báo cáo hoặc có báo cáo nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định nhưng vẫn khai thác, sử dụng loại khoáng sản đi kèm, khoáng sản mới phát hiện trong quá trình khai thác, kể cả khoáng sản là đất đá ở bãi thải của mỏ; sử dụng khoáng sản thuộc phần tài nguyên nằm trong phần trữ lượng thuộc phạm vi được cấp phép trong quá trình khai thác;
c) Sử dụng khoáng sản không đúng mục đích quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho phép theo quy định;
d) Đã quá thời hạn trong thông báo kết quả kiểm tra, kết luận thanh tra nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không thuộc trường hợp bất khả kháng (trừ các trường hợp phải thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép theo quy định của Luật Khoáng sản).
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP có quy định:

Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, hành vi vận chuyển, sử dụng, khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra, đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng khoáng sản không đúng mục đích.

Mức phạt trên đây áp dụng cho cá nhân và gấp 02 lần khi áp dụng đối với tổ chức theo quy định.

Khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)

Cá nhân khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 54 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về truy cứu trách nhiệm hình sự với tội khai thác khoáng sản trái phép có quy định như sau:

- Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

+ Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Có tổ chức;

+ Gây sự cố môi trường;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Thẩm quyền cấp phép Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc về ai?

Căn cứ Điều 82 Luật Khoáng sản 2010 quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản cụ thể như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Khoáng sản 2010 .

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó;

- Chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác khoáng sản

Nguyễn Võ Linh Trang

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào