Dàn cảnh gây tai nạn giao thông để đòi bồi thường thiệt hại có bị phạt không?

Tôi bị một nhóm người dàn cảnh gây tai nạn giao thông để đòi bồi thường thiệt hại, vậy có cách nào để không bồi thường cho những người dàn cảnh này không?

Dàn cảnh gây tai nạn giao thông để đòi bồi thường thiệt hại có bị phạt không?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
.....
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
...

Như vậy, hành vi dàn cảnh gây tai nạn để đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông là hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác.

Tùy vào mức độ thiệt hại của hành vi dàn cảnh và yêu cầu bồi thường của người lừa đảo, quy mô và tính chất chuyện nghiệp hay không mà cá nhân có thể tiến hành tố cáo người có hành vi lừa đảo trên.

Dàn cảnh gây tai nạn giao thông để đòi bồi thường thiệt hại có bị phạt không?

Dàn cảnh gây tai nạn giao thông để đòi bồi thường thiệt hại có bị phạt không? (Hình từ Internet)

Cá nhân dàn cảnh gây tai nạn giao thông để đòi bồi thường thiệt hại thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tại khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gây rối trật tự công cộng như sau::

Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức.
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
...

Căn cứ tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
...
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
...

Như vậy, cá nhân dàn cảnh gây tai nạn giao thông để đòi bồi thường thiệt hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Trường hợp cá nhân này có đe dọa, yêu cầu bồi thường thiệt hại nhằm chiếm đoạt tiền sẽ có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây ra tai nạn khi xảy ra tai nạn giao thông bị dàn cảnh?

Căn cứ theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Căn cứ tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người gây ra tai nạn khi xảy ra tai nạn giao thông bị dàn cảnh có thể là:

- Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng;

- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị hư hỏng;

- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị tai nạn gánh chịu.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông

Đào Phương Nga

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào