Chiến lược địa chất, khoáng sản đến năm 2030 chấm dứt các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường?
- Năm 2030 chấm dứt các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường?
- Những nhiệm vụ trong Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?
- Định hướng phát triển đối với địa chất theo Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
Năm 2030 chấm dứt các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường?
Chấm dứt các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường là một trong những mục tiêu được nêu ra trong Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định 334/QĐ-TTg năm 2023.
Ngoài ra, theo Tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 334/QĐ-TTg năm 2023 có quy định các mục tiêu khác của Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
- Cơ bản hoàn thành công tác điều tra địa chất, đánh giá các khoáng sản chiến lược, quan trọng phần đất liền; điều tra địa chất, khoáng sản vùng biển ven bờ, hải đảo; phát hiện, điều tra khoáng sản vùng biển sâu, xa bờ;
- Điều tra các điều kiện địa chất khác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dự trữ khoáng sản quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai.
- Thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng khoáng sản đến năm 2045 đối với các khoáng sản: than, urani, titan - zircon, đất hiếm, apatit, đồng, niken, thiếc, bauxit, cát thủy tinh và một số khoáng sản khác;
- Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản quốc gia đối với một số khoáng sản chiến lược, quan trọng, quy mô lớn (urani, đất hiếm, apatit, bauxit, titan, than, cát trắng, đá hoa trắng) làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
- Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; đầu tư công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản đạt trình độ các nước tiên tiến khu vực châu Á và các nước phát triển.
- Hình thành công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường, mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon.
Những nhiệm vụ trong Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì? (Hình từ Internet)
Những nhiệm vụ trong Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?
Căn cứ Mục IV Điều 1 Quyết định 334/QĐ-TTg năm 2023 về nhiệm vụ của Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có quy định như sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
- Tăng cường nguồn lực thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản
- Nâng cao chất lượng các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản;
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại và hợp tác quốc tế về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
Định hướng phát triển đối với địa chất theo Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục III Điều 1 Quyết định 334/QĐ-TTg năm 2023 về định hướng phát triển đối với địa chất theo Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có quy định như sau:
- Ưu tiên thực hiện và hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 phần đất liền, các đảo; điều tra địa chất khoáng sản biển tỉ lệ 1:500.000, điều tra, phát hiện, khoanh định các khu vực có triển vọng khoáng sản, nhất là các khoáng sản chiến lược, quan trọng.
- Đánh giá tổng thể tiềm năng các khoáng sản chiến lược, quan trọng gồm: đất hiếm, khoáng sản phóng xạ, kim loại hiếm, kim loại đang thiếu hụt, các khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng và các khoáng sản bổ sung thay thế cát, sỏi lòng sông.
- Tập trung điều tra, dự báo tai biến địa chất các tỉnh miền núi, trung du; thiết lập hệ thống công nghệ nhận dạng viễn thám toàn diện cho các khu vực tiềm ẩn nguy cơ tai biến địa chất, phân vùng rủi ro, tổng hợp và hình thành mô hình quản lý rủi ro tai biến địa chất để phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Thực hiện giám sát và cảnh báo sớm các khu vực nguy hiểm tiềm ẩn tai biến địa chất điển hình, xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo sớm thiên tai địa chất quốc gia. Thực hiện điều tra địa chất công trình, đánh giá nguy cơ tiềm ẩn tai biến địa chất phục vụ các dự án quan trọng quốc gia và quy hoạch, xây dựng các cụm đô thị trọng điểm.
- Xây dựng nền tảng thông tin tai biến địa chất quốc gia, kết nối thực hiện chia sẻ thông tin thiên tai địa chất và cập nhật liên kết động, hỗ trợ và phục vụ hiệu quả công tác quản lý, phòng chống tai biến địa chất.
- Điều tra, đánh giá lập bản đồ địa chất môi trường chi tiết, bản đồ địa hóa đất và vỏ phong hóa tại các tỉnh thuộc khu vực miền núi và trung du; hoàn thành điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại, phóng xạ;
Hoàn thành điều tra địa chất công trình, địa động lực, tài nguyên, môi trường các khu vực biển ven bờ; điều tra, đánh giá, khoanh định các cấu trúc địa chất thuận lợi để chôn lấp các-bon và các chất độc hại khác.
- Điều tra, đánh giá tài nguyên của các di sản địa chất quan trọng tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, lập bản đồ di sản địa chất toàn quốc;
Đề xuất chính sách bảo vệ, hỗ trợ quản lý tài nguyên di sản địa chất, phát triển giá trị của tài nguyên địa chất trong phát triển du lịch, kinh tế xã hội địa phương. Tăng cường điều tra địa chất đô thị một số thành phố trực thuộc trung ương.
Trân trọng!
Nguyễn Võ Linh Trang