Đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội?

Cho tôi hỏi có phải sắp tới sẽ ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội hay không? Mong được giải đáp thắc mắc.

Công tác tháo gỡ khó khăn đối với việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở lưu trú cho công nhân để triển khai các dự án cao tốc, bất động sản được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Công điện 194/CĐ-TTg năm 2023 về công tác tháo gỡ khó khăn đối với việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở lưu trú cho công nhân để triển khai các dự án cao tốc, bất động sản có quy định như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ thực hiện những vấn đề sau đây:

- Nghiêm túc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2023 và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện theo yêu cầu đã được giao.

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác quy hoạch, công bố quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để phát triển nhà ở xã hội.

- Rà soát, thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về nhà ở.

- Công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư.

- Quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...

- Dành quỹ đất và kêu gọi các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bất động sản tham gia đầu tư, phát triển nhà ở công nhân, nhà lưu trú cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp và khu kinh tế theo quy định pháp luật.

Đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2023 về việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Một trong những nội dung quan trọng chính là xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để tháo gỡ ngay một số khó khăn nhằm tạo động lực phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Trong Nghị quyết này sẽ đặc biệt quan tâm đến những nội dung vướng mắc lớn như:

+ Về giao đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội;

+ Về quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội;

+ Về lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội;

+ Về quyền lợi và ưu đãi chủ đầu tư;

+ Về xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội;

+ Về đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội...

- Khẩn trương hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 nhằm tăng nguồn cung phù hợp với nhu cầu, khả năng của người có nhu nhập thấp có nhu cầu cao về nhà ở có thể tiếp cận.

- Xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của các địa phương.

- Để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể.

Đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội?

Đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội? (Hình từ Internet)

Những đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?

Tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 có quy định các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội như sau:

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Theo đó, có 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển nhà ở xã hội

Nguyễn Võ Linh Trang

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào