Phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền với con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống?
- Phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền với con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống là bao lâu?
- Chánh Thanh tra bộ xử phạt vi phạm hành chính với con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống có đúng quy định không?
Phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền với con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống?
Khoản 3 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính với người có hành vi ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống như sau:
Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền với con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống là bao lâu?
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định nêu trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống là 01 năm.
Chánh Thanh tra bộ xử phạt vi phạm hành chính với con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống có đúng quy định không?
Điểm b khoản 3 Điều 76 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra bộ như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
...
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Mức phạt tiền tối đa với hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống là 30.000.000 đồng.
Theo đó, việc Chánh Thanh tra bộ xử phạt vi phạm hành chính với con cái có hành vi ép buộc cha mẹ đi ăn xin để kiếm sống là đúng với quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra bộ.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn