Thời gian đào tạo chính quy tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là bao lâu? Khi nào thì người học được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp?

Cho hỏi, thời gian đào tạo chính quy tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là bao lâu? Câu hỏi của anh Tam (Phú Yên)

Thời gian đào tạo chính quy tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 113 Luật giáo dục 2019 có quy định về thời gian đào tạo chính quy như sau:

- Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

- Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.

+ Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo.

+ Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông.

- Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện:

+ Từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

+ Từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

+ Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có những văn bằng chứng chỉ như sau:

++ Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông,

++ Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông;

++ Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông;

++ Đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

Thời gian đào tạo chính quy tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là bao lâu? Khi nào thì người học được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp?

Thời gian đào tạo chính quy tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là bao lâu? Khi nào thì người học được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)

Khi nào thì người học được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 38 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định về văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp như sau:

Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
1. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp có đủ điều kiện thì được kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động đào tạo nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp;
b) Học sinh học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc học sinh học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp;
c) Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.
...

Như vậy, văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp, cụ thể như sau:

- Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp có đủ điều kiện thì được kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học, nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ sơ cấp;

- Học sinh học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu thì được xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp;

- Học sinh học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp;

- Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu thì được xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.

- Sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.

Phương pháp đào tạo chính quy tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 36 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định về yêu cầu về phương pháp đào tạo như sau:

Yêu cầu về phương pháp đào tạo
1. Phương pháp đào tạo trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học.
2. Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm; sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.

Như vậy, yêu cầu về phương pháp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Phương pháp đào tạo trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học.

- Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng:

+ Phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn;

+ Phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm;

+ Sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.

Trân trọng

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào