Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội thuộc về ai?

Cho mình hỏi, thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội thuộc về ai?? Mong được giải đáp.

Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội thuộc về ai?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về thẩm quyền cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước có quy định như sau:

Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước
1. Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 của Quy chế này quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật;
b) Người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Quy chế này quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật và Mật;
c) Người có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Quy chế này quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Mật.
...

Theo đó, thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước được quy định như sau:

- Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật:

+ Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp;

+ Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, trừ người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật và Mật: người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội; người đứng đầu đơn vị tương đương cấp Vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp;

- Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Mật: người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp.

Theo quy chế bảo vệ bí mật nhà nước 2023, thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước thuộc về ai?

Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội thuộc về ai? (Hình từ Internet)

Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 104/2021/TT-BCA về thực hiện việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có quy định như sau:

- Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;

- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc.

+ Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của đơn vị ở ngoài bì;

+ Trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu chữ “A”;

- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” hoặc chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong.

Cán nhân, tổ chức nước ngoài có được đề nghị chuyển giao bí mật nhà nước Việt Nam không?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về việc cán nhân, tổ chức nước ngoài có được đề nghị chuyển giao bí mật nhà nước Việt Nam có quy định như sau:

Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài
...
4. Cơ quan chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước khi nhận được đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm chuyển nội dung đề nghị tới Thường trực Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội để cho ý kiến trước khi chuyển đến người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.
...

Như vậy, cơ quan chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước sẽ tiếp nhận đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước có

Cơ quan chủ trì có trách nhiệm chuyển nội dung đề nghị tới Thường trực Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội để cho ý kiến trước khi chuyển đến người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.

Trân trọng!

Nguyễn Võ Linh Trang

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào