Khi đăng ký khai sinh thì người đi đăng ký phải chuẩn bị những giấy tờ nào? Anh ruột, chị ruột có được đi đăng ký khai sinh không?

Tôi muốn làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con thì cần những hồ sơ gì? Anh chị ruột của đứa bé đi đăng ký khai sinh được không? Mong được giải đáp.

Anh ruột, chị ruột có được đi đăng ký khai sinh cho trẻ em không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
...

Và tại khoản 17, khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người thân thích như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
...

Như vậy, anh ruột, chị ruột được đi đăng ký khai sinh trong trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Khi đăng ký khai sinh thì người đi đăng ký phải chuẩn bị những giấy tờ nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
...

Như vậy, khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thì người đi đăng ký phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Tờ khai theo mẫu quy định;

- Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch;

- Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh trong trường hợp không có giấy chứng sinh;

- Giấy cam đoan về việc sinh nếu không có người làm chứng;

- Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập trong trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi;

- Văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật trong trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ.

Khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thì người đi đăng ký phải chuẩn bị những giấy tờ nào? Anh ruột, chị ruột có được đi đăng ký khai sinh không?

Khi đăng ký khai sinh thì người đi đăng ký phải chuẩn bị những giấy tờ nào? Anh ruột, chị ruột có được đi đăng ký khai sinh không? (Hình từ Internet)

Những giấy tờ, tài liệu nào được dùng làm chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con khi đăng ký khai sinh?

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau:

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Như vậy, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

- Văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con do các bên cha, mẹ, con lập; có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có văn bản trên.

Trân trọng!

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào