Tổ chức lễ hội bánh mỳ thì có cần xin phép cơ quan nhà nước không? Thủ tục xin phép tổ chức lễ hội cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?

Tổ chức lễ hội bánh mỳ thì có cần xin phép cơ quan nhà nước không? Thủ tục xin phép tổ chức lễ hội cấp tỉnh được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của Linh Trang đến từ tỉnh Gia Lai

Tổ chức lễ hội bánh mỳ có cần xin phép cơ quan nhà nước không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội
1. Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định này và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội;
c) Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của Nghị định này;
d) Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.
...

Như vậy, theo quy định trên, các cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội bánh mỳ phải thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

BANH-MY

Tổ chức lễ hội bánh mỳ thì có cần xin phép cơ quan nhà nước không? (Hình từ Internet)

Thủ tục xin phép tổ chức lễ hội cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Đăng ký tổ chức lễ hội
...
2. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
...

Như vậy, việc tổ chức lễ hội quy mô cấp tỉnh phải được đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức.

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, thủ tục xin phép tổ chức lễ hội quy mô cấp tỉnh được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký

Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (có thể trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:

- Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;

- Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;

- Tính xác thực của tài liệu hoặc văn bản chứng minh; nội dung thực hành nghi lễ truyền thống (đối với lễ hội truyền thống).

Bước 3: Xin ý kiến các cơ quan (nếu có) và chấp thuận tổ chức

Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các bộ, ngành trung ương hoặc các cơ quan, đơn vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.

Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định.

Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội gồm có những gì?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội sẽ bao gồm:

- Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.

- Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

- Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.

- Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).

- Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức lễ hội

Lê Gia Điền

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào