Những trường hợp nào giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi? Trong hoạt động xuất bản, những nội dung và hành vi nào bị cấm xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm?
Trong hoạt động xuất bản, những nội dung và hành vi nào bị cấm xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Xuất bản 2012 có quy định về những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản như sau:
Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất bản bao gồm:
- Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
- Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
- In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
- Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
- Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
- Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng;
- Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc;
- Không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
- Vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Những trường hợp nào giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi? Trong hoạt động xuất bản, những nội dung và hành vi nào bị cấm xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm? (Hình từ Internet)
Khi thành lập nhà xuất bản cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 19 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định về điều kiện thành lập nhà xuất bản như sau:
Điều kiện thành lập nhà xuất bản
Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
2. Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
3. Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
4. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.
Như vậy, việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
- Có người đủ tiêu chuẩn quy định để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
- Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.
Trong những trường hợp nào giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 14 Luật Xuất bản 2012 có quy định về các trường hợp giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi:
Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản
...
5. Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;
c) Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;
d) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này và gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.
6. Khi giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 5 Điều này thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải thực hiện việc giải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các trường hợp giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi là:
- Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ
- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản
- Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu
- Không đáp ứng đủ các điều kiện thành lập nhà xuất bản và gây hậu quả nghiêm trọng
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.
Trân trọng!
Võ Ngọc Trúc Quỳnh