Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã cần phải lưu giữ các tài liệu gì? Người có hành vi không lưu giữ tài liệu của hợp tác xã bị phạt hành chính bao nhiêu?

Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã cần phải lưu giữ các tài liệu gì? Người có hành vi không lưu giữ tài liệu của hợp tác xã bị phạt hành chính bao nhiêu?

Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã cần phải lưu giữ các tài liệu gì?

Tại Điều 10 Luật Hợp tác xã 2012 có quy định các tài liệu mà hợp tác xã cần phải lưu giữ như sau:

- Điều lệ, điều lệ sửa đổi, bổ sung và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; số đăng ký thành viên, hợp tác xã thành viên;

- Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm hàng hóa; giấy phép kinh doanh ngành, nghề có điều kiện;

- Tài liệu, giấy xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Đơn xin gia nhập, giấy chứng nhận góp vốn của thành viên, hợp tác xã thành viên; biên bản, nghị quyết của hội nghị thành lập, đại hội thành viên, hội đồng quản trị; các quyết định của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo và các tài liệu khác của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

- Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính.

Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã cần phải lưu giữ các tài liệu gì? Người có hành vi không lưu giữ tài liệu của hợp tác xã bị phạt hành chính bao nhiêu?

Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã cần phải lưu giữ các tài liệu gì? Người có hành vi không lưu giữ tài liệu của hợp tác xã bị phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hành vi không lưu giữ tài liệu của hợp tác xã bị phạt hành chính bao nhiêu?

Tại điểm d khoản 1 Điều 65 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi không lưu giữ tài liệu của hợp tác xã như sau:

Vi phạm về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức Đại hội thành viên thường niên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc sổ đăng ký thành viên không đầy đủ nội dung theo quy định;
c) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, không kịp, thời, không chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định;
d) Không lưu giữ các tài liệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Kinh doanh ngành, nghề không được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tiếp tục hoạt động trong thời gian hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng hoạt động.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
d) Kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;
đ) Tiếp tục hoạt động khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập sổ đăng ký thành viên theo quy định hoặc bổ sung nội dung còn thiếu vào sổ đăng ký thành viên đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc cung cấp thông tin hoặc bổ sung thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc lưu trữ các tài liệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Buộc đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, cá nhân có hành vi không lưu giữ tài liệu của hợp tác xã sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc phải lưu trữ các tài liệu của hợp tác xã.

Đối với tổ chức có hành vi vi phạm trên sẽ có mức phạt hành chính gấp 02 lần mức phạt cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Nghĩa vụ của hợp tác xã được quy định như thế nào?

Tại Điều 9 Luật Hợp tác xã 2012 có quy định nghĩa vụ của hợp tác xã như sau:

- Thực hiện các quy định của điều lệ.

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.

- Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.

- Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.

- Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.

- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.

- Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.

- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác xã

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào