Phạm nhân nam có được để kiểu tóc theo sở thích của mình không? Chế độ dạy văn hóa, chế độ học nghề của phạm nhân năm 2023 như thế nào?

Cho anh hỏi: Phạm nhân nam có được để kiểu tóc theo sở thích của mình không? Câu hỏi của anh Văn (Đắk Nông).

Phạm nhân nam có được để kiểu tóc theo sở thích của mình không?

Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 1 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 17/2020/TT-BCA quy định về phạm nhân như sau:

Quy định đối với phạm nhân
1. Phạm nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định sau:
...
e) Được đưa vào buồng giam quần áo, chăn, màn, chiếu, khăn mặt, dép do cơ sở giam giữ phạm nhân cấp và 02 bộ quần áo thường, 01 gối vải cá nhân, cốc nhựa, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, kẹp tóc nhựa, sách, báo đã được kiểm duyệt, sử dụng giấy trắng, bút viết theo quy định, kính thuốc gọng nhựa, thuốc chữa bệnh theo chỉ định của cán bộ y tế cơ sở giam giữ phạm nhân, đồ dùng cho vệ sinh phụ nữ, đồ dùng sinh hoạt cho trẻ em (nếu có con ở cùng trong cơ sở giam giữ phạm nhân) và túi đựng đồ dùng theo quy định. Chăn, màn, chiếu, khăn mặt, quần áo, gối, đồ dùng sinh hoạt cá nhân phải được gấp, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ, để và phơi đúng nơi quy định.
Quần, áo phạm nhân sử dụng (trừ quần lót và áo lót ba lỗ) phải được đóng dấu "phạm nhân" ở phía trước quần, sau lưng áo. Khi gặp cán bộ, tham gia học tập, sinh hoạt tập thể, lao động, học nghề, ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân, khi được phép gặp thân nhân hoặc tiếp xúc với quý khách, người ngoài, phải mặc quần áo dài gọn gàng, sạch sẽ do cơ sở giam giữ phạm nhân cấp. Phạm nhân nam phải cắt tóc ngắn. Phạm nhân nữ phải để tóc gọn gàng.

...
2. Những hành vi bị nghiêm cấm:
...
d) Tự ý thay đổi vị trí chỗ nằm; cho mượn, sửa chữa khác kiểu quần áo được cấp, tẩy xóa dấu đóng trên quần áo; sử dụng lửa, điện trái phép trong buồng giam, nhà xưởng, khu lao động, học tập; tụ tập liên hoan, ăn uống trái phép; sử dụng rượu bia, chất kích thích khác; đánh bạc, tổ chức đánh bạc, mua bán, trao đổi, vay mượn dưới mọi hình thức giữa phạm nhân với nhau hoặc với người khác; phạm nhân nam cắt tóc trọc đầu (trừ trường hợp bị bệnh có ý kiến của cán bộ y tế), để râu, ria mép.
...

Như vậy, theo quy định trên thì phạm nhân nam bắt buộc phải cắt tóc ngắn và không được cắt tóc trọc đầu (trừ trường hợp bị bệnh có ý kiến của cán bộ y tế).

Do đó, phạm nhân nam có được để kiểu tóc theo sở thích nhưng phải phù hợp với quy định pháp luật.

Phạm nhân nam có được để kiểu tóc "bờm đuôi ngựa" không? Chế độ dạy văn hóa, chế độ học nghề của phạm nhân hiện nay?

Phạm nhân nam có được để kiểu tóc theo sở thích của mình không? Chế độ dạy văn hóa, chế độ học nghề của phạm nhân năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)

Chế độ dạy văn hóa của phạm nhân năm 2023 được thực hiện như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về chế độ dạy văn hóa của phạm nhân như sau:

- Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức dạy chương trình xóa mù chữ cho phạm nhân chưa biết chữ hoặc tái mù chữ.

+ Đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi chưa biết chữ hoặc chưa học xong chương trình tiểu học thì thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc; chưa học xong trung học cơ sở thì căn cứ hồ sơ phạm nhân, học bạ để tổ chức dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở phù hợp với điều kiện của đơn vị mình.

+ Khuyến khích phạm nhân tự học văn hóa, phạm nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt tự nghiên cứu, học tập tiếng Việt. Phạm nhân đang học văn hóa mà hết thời hạn chấp hành án phạt tù, thì được bảo lưu kết quả học tập để có thể tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Tùy theo chương trình mà sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy và học phù hợp theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian học văn hóa cho phạm nhân được bố trí một ngày trong tuần do Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định, trừ các ngày Chủ nhật, lễ, Tết.

+ Cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức các lớp học văn hóa cho phạm nhân và dạy nói tiếng Việt cho phạm nhân không nói được tiếng Việt (tiếng phổ thông), Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng nhận thức của phạm nhân quyết định hình thức, thời gian, phương pháp dạy cho phù hợp.

+ Nhà nước khuyến khích gia đình phạm nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ sách giáo khoa, vở, tài liệu, đồ dùng học tập, sách, báo, dụng cụ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí cho phạm nhân nhưng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật có liên quan.

- Giáo viên dạy văn hóa cho phạm nhân là cán bộ, chiến sĩ của các cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc của các cơ sở giáo dục địa phương.

+ Những phạm nhân đã cải tạo tiến bộ, có trình độ học vấn, khả năng sư phạm, nhân thân tốt, không phải là đối tượng chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu, lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ, hung hãn, mắc bệnh truyền nhiễm, nghiện ma túy, không phải là phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia có thể bố trí hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ dạy văn hóa xóa mù chữ cho phạm nhân.

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp thực hiện:

+ Cử giáo viên đến dạy văn hóa cho phạm nhân;

+ Quản lý, chỉ đạo thực hiện các chương trình học văn hóa, tổ chức xét công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở cho phạm nhân;

+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ dạy văn hóa cho phạm nhân.

+ Cơ sở giam giữ phạm nhân bố trí hội trường, phòng học đảm bảo việc dạy và học cho phạm nhân.

Kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân năm 2023 được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân như sau

+ Căn cứ vào chỉ tiêu nguồn vốn, kế hoạch năm, trại giam xây dựng kế hoạch dạy nghề của đơn vị mình gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) để phê duyệt.

Nội dung kế hoạch dạy nghề bao gồm căn cứ pháp lý, ngành nghề đào tạo, số lớp, số lượng học viên là phạm nhân học nghề, địa điểm tổ chức, hình thức đào tạo, trình độ và dự kiến thời gian đào tạo, dự toán kinh phí dạy nghề, nguồn vốn cấp. Phạm nhân học nghề được đào tạo trình độ sơ cấp hoặc đào tạo thường xuyên;

+ Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho phạm nhân: Chương trình đào tạo tối thiểu là 300 giờ với 03 đơn vị học tập bao gồm kiến thức nghề, kỹ năng thực hành, thái độ với nghề được học, thời gian thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm.

Nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, thực tiễn, sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu và tương đương mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, phù hợp với khung trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

+ Chương trình đào tạo nghề thường xuyên cho phạm nhân: Phạm nhân được học nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp nghề, tập nghề, có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học đến dưới 03 tháng.

Chương trình đào tạo thường xuyên đảm bảo giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề, tăng năng suất lao động, phạm nhân học xong tự thực hiện được công việc đơn giản, một hoặc một số phần công việc của một nghề, có hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Chương trình, nội dung đào tạo nghề được Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo thẩm định và người đứng đầu cơ sở đào tạo phê duyệt và ban hành.

- Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ điều kiện thực tế và thị trường lao động quy định các ngành, nghề đào tạo cho phạm nhân.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ của phạm nhân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào