Hệ thống và ký hiệu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam được quy định như thế nào?
Những dịch vụ nào thuộc đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 127/2007/NĐ-CP có quy định về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật, như sau:
Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
...
2. Dịch vụ liên quan đến các hoạt động sau: thương mại; bưu chính, viễn thông; công nghệ thông tin; xây dựng; giáo dục, đào tạo; lao động, dạy nghề; tài chính; ngân hàng; y tế; du lịch; văn hoá, giải trí; thể dục, thể thao; giao thông, vận tải; khoa học, công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; an ninh, an toàn; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thuỷ sản; tài nguyên và môi trường; các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
...
Như vậy, những dịch vụ liên quan đến các hoạt động sau cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:
- Thương mại;
- Bưu chính, viễn thông;
- Công nghệ thông tin;
- Xây dựng;
- Giáo dục, đào tạo;
- Lao động, dạy nghề;
- tài chính;
- Ngân hàng;
- Y tế;
- Du lịch;
- Văn hoá, giải trí;
- Thể dục, thể thao;
- Giao thông, vận tải;
- Khoa học, công nghệ;
- Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
- An ninh, an toàn;
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thuỷ sản;
- Tài nguyên và môi trường;
- Các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
Hệ thống và ký hiệu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 có quy định về hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam như sau:
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-BKHCN có quy định về ký hiệu TCVN như sau:
Ký hiệu TCVN
1. Ký hiệu TCVN bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm (:).
Ví dụ: TCVN 1234:2019 là ký hiệu của TCVN có số hiệu là 1234, được công bố năm 2019.
...
Và tại điểm a khoản 3 Điều 14 Thông tư 11/2021/TT-BKHCN có quy định về ký hiệu TCCS như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố TCCS
...
3. Thể hiện nội dung và trình bày TCCS
a) Ký hiệu TCCS
a1) Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn cơ sở đứng sau cụm từ viết tắt TCCS và được phân cách bằng dấu hai chấm (:).
a2) Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
Ví dụ: TCCS 26:2017/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 26, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2017.
...
Như vậy, hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
- Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN: Ký hiệu TCVN bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm (:).
- Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS:
+ Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn cơ sở đứng sau cụm từ viết tắt TCCS và được phân cách bằng dấu hai chấm (:).
+ Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
Hệ thống và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 có quy định hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật, như sau:
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;
2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.
Và tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 127/2007/NĐ-CP có quy định về ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật như sau:
Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
1. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Số hiệu và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được phân cách bằng dấu hai chấm và được đặt sau ký hiệu QCVN;
b) Chữ viết tắt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được đặt sau năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
2. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Số hiệu và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được phân cách bằng dấu hai chấm và được đặt sau ký hiệu QCĐP;
b) Chữ viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được đặt sau năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
...
Như vậy, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
+ Số hiệu và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được phân cách bằng dấu hai chấm và được đặt sau ký hiệu QCVN;
+ Chữ viết tắt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được đặt sau năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
+ Số hiệu và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được phân cách bằng dấu hai chấm và được đặt sau ký hiệu QCĐP;
+ Chữ viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được đặt sau năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
Trân trọng!
Võ Ngọc Trúc Quỳnh