Gọi điện đe dọa giết phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính bao nhiêu?

Gọi điện đe dọa giết phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính bao nhiêu?- Câu hỏi của chị Phương (Hà Tĩnh).

Tội đe dọa giết người thuộc loại tội phạm gì?

Tại điểm c khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về phân loại tội phạm như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định tội đe dọa giết người như sau:

Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Như vậy, tội đe dọa giết người có khung hình phạt tù cao nhất đến 7 năm tù, do đó được phân loại là tội phạm nghiêm trọng.

Gọi điện đe dọa giết phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính bao nhiêu?

Gọi điện đe dọa giết phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào phạm tội đe dọa giết người bị phạt tù lên đến 07 năm?

Tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định tội đe dọa giết người như sau:

Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Như vậy, cá nhân có hành vi đe dọa giết người sẽ có mức phạt tù cao nhất là 07 nếu thuộc các trường hợp:

- Đối với 02 người trở lên;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Đối với người dưới 16 tuổi;

- Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Gọi điện đe dọa giết phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính bao nhiêu?

Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP có quy định hành vi đe dọa giết phóng viên như sau:

Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP có quy định mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...

Như vậy, tổ chức có hành vi gọi điện đe dọa giết phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Lưu ý mức phạt tiền trên được áp dụng cho hành vi vi phạm của tổ chức. Đối với cá nhân có hành vi đe dọa giết phóng viên sẽ có mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trân trọng!

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào