Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt hành chính như thế nào?

Cho tôi hỏi: Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt hành chính như thế nào?

Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Điểm b khoản 2 Điều 27 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

Vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam;
b) Ký hợp đồng, sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (nếu có).

Ngoài ra, khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo các quy định nêu trên, doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt hành chính như thế nào?

Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Chánh Thanh tra các Sở có được xử phạt vi phạm hành chính với doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?

Điểm b khoản 2 Điều 104 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 28 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra các Sở như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra các Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
...

Ngoài ra, khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân

Mức phạt tối đa với doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 80.000.000 đồng.

Căn cứ quy định nêu trên, Chánh Thanh tra các Sở hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong nước khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiên nay, doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài được cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá khi đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 08/2018/NĐ-CP khoản 9 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, khoản 5 Điều 19 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài được cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá khi đáp ứng các điều kiện như sau:

- Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước:

+ Doanh nghiệp phải tham gia đầu tư trồng cây thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư với các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất thuốc lá. Trong trường hợp không đủ nguyên liệu trong nước thì được nhập khẩu phần nguyên liệu còn thiếu theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm do Bộ Công Thương công bố, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn nước ngoài hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu.

- Điều kiện về máy móc thiết bị:

+ Có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: Cuốn điếu, đóng bao.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào