Đối tượng nào phải thực hiện dự trữ xăng dầu bắt buộc? Mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu?

Đối tượng nào phải thực hiện dự trữ xăng dầu bắt buộc? Mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu? Danh mục chi tiết xăng dầu dự trữ quốc gia? Nhờ anh chị tư vấn.

Thương nhân đầu mối trong lĩnh vực xăng dầu bao gồm những đối tượng nào?

Căn cứ tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có quy định về thương nhân đầu mối như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Thương nhân đầu mối bao gồm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu trực tiếp từ nhà máy sản xuất, pha chế xăng dầu (hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) hoặc nhập khẩu xăng dầu để cung ứng xăng dầu cho hệ thống của mình, bán cho thương nhân kinh doanh xăng dầu khác và xuất khẩu xăng dầu.
Doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy lọc dầu được quyền xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thành phẩm để bảo đảm cân đối nguồn xăng dầu cung cấp cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu là thương nhân thực hiện quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, chất thải và các nguyên vật liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.

Như vậy, thương nhân đầu mối bao gồm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu. Cụ thể:

- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là:

+ Thương nhân mua xăng dầu trực tiếp từ nhà máy sản xuất, pha chế xăng dầu (hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm)

+ Nhập khẩu xăng dầu để cung ứng xăng dầu cho hệ thống của mình, bán cho thương nhân kinh doanh xăng dầu khác và xuất khẩu xăng dầu.

- Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu là thương nhân thực hiện quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, chất thải và các nguyên vật liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.

Đối tượng nào phải thực hiện dự trữ xăng dầu bắt buộc? Mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu?

Đối tượng nào phải thực hiện dự trữ xăng dầu bắt buộc? Mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào phải thực hiện dự trữ xăng dầu bắt buộc? Danh mục chi tiết xăng dầu dự trữ quốc gia?

Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 83/2014/NĐ-CP có quy định về đối tượng thực hiện dự trữ xăng dầu như sau:

Đối tượng thực hiện dự trữ xăng dầu
1. Đối tượng thực hiện dự trữ xăng dầu bắt buộc là thương nhân đầu mối.
2. Dự trữ quốc gia về xăng dầu theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

Và tại Điều 5 Quyết định 16/2020/QĐ-TTg năm 2020 có quy định về danh mục chi tiết xăng dầu dự trữ quốc gia như sau:

Danh mục chi tiết xăng dầu dự trữ quốc gia
1. Xăng ô tô.
2. Dầu Diesel.
3. Dầu mazut.
4. Nhiên liệu dùng cho quân sự.
5. Nhiên liệu dùng cho máy bay dân dụng.
6. Dầu thô.
7. Các loại xăng dầu theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, đối tượng thực hiện dự trữ xăng dầu là:

- Đối tượng thực hiện dự trữ xăng dầu bắt buộc là thương nhân đầu mối.

- Dự trữ quốc gia về xăng dầu theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

Danh mục chi tiết xăng dầu dự trữ quốc gia như sau:

- Xăng ô tô.

- Dầu Diesel.

- Dầu mazut.

- Nhiên liệu dùng cho quân sự.

- Nhiên liệu dùng cho máy bay dân dụng.

- Dầu thô.

- Các loại xăng dầu theo quy định của Chính phủ.

Mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có quy định về dự trữ xăng dầu bắt buộc như sau

Dự trữ xăng dầu bắt buộc
1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng hai mươi (20) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại; bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, thương nhân phân phối xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng năm (05) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại.
3. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu theo các quy định hiện hành về dự trữ xăng dầu.
4. Cơ chế sử dụng nguồn xăng dầu dự trữ bắt buộc thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia và/hoặc theo chỉ đạo của Bộ Công Thương để phục vụ công tác bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường khi cần thiết.”

Như vậy, mức dự trữ xăng dầu bắt buộc được quy định như sau:

- Đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu:

+ Kể từ ngày 01/11/2014, phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng hai mươi (20) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại;

+ Bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc.

- Đối với thương nhân phân phối xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng năm (05) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự trữ xăng dầu

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào