Con dưới 36 tháng tuổi có được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng sau khi cha mẹ ly hôn không?

Tôi muốn giành quyền nuôi con 3 tuổi vì vợ tôi chuẩn bị lấy chồng mới. Tôi làm ổn định, còn vợ tôi không có nghề gì để lo cho con. Vậy tôi cần làm gì để được giành quyền nuôi con? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị.

Con dưới 36 tháng tuổi có được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng sau khi cha mẹ ly hôn không?

Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
...
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, người mẹ có quyền nuôi con, ưu tiên trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng sau khi ly hôn.

Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì sẽ được Tòa án quyết định hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con để giành quyền nuôi con.

Con dưới 36 tháng tuổi có được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng không?

Con dưới 36 tháng tuổi có được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng sau khi cha mẹ ly hôn không? (Hình từ Internet)

Khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền nuôi con?

Căn cứ tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Căn cứ tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Như vậy, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể ra quyết định tước quyền nuôi con, không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Thủ tục thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
...
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận được quyền nuôi con thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hai bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, khi con đủ 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Nếu thỏa thuận được với người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú công nhận sự thỏa thuận đó để giành lại việc trực tiếp nuôi con.

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì phải khởi kiện tại Tòa án và phải có căn cứ cho việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
...

Như vậy, nếu muốn giành quyền nuôi con thì phải làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con gửi lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người trực tiếp nuôi con đang cư trú hoặc tạm trú để được yêu cầu giải quyết.

Trong trường hợp nếu không xác định được hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người đang trực tiếp nuôi con thì rất khó để tòa án xác định và thay đổi quyền nuôi con trực tiếp sau khi ly hôn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền nuôi con

Đào Phương Nga

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào