Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có áp dụng cho gói thầu mua sắm hàng hóa được không?
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có áp dụng cho gói thầu mua sắm hàng hóa được không?
Tại Điều 28 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Như vậy, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ được áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có áp dụng cho gói thầu mua sắm hàng hóa được không? (Hình từ Internet)
Quy trình chi tiết khi lựa chọn nhà thầu bằng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định về quy trình chi tiết khi lựa chọn nhà thầu bằng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
Quy trình chi tiết
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lập hồ sơ mời thầu;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở thầu.
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
c) Xếp hạng nhà thầu.
4. Thương thảo hợp đồng.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
6. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Như vậy, quy trình chi tiết khi lựa chọn nhà thầu bằng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gồm các giai đoạn sau:
Bước 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Lập hồ sơ mời thầu;
+ Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Bước 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Mời thầu;
+ Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
+ Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
+ Mở thầu.
Bước 3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
+ Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
+ Xếp hạng nhà thầu.
Bước 4. Thương thảo hợp đồng.
Bước 5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Bước 6. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Yêu cầu đối với hồ sơ mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định về lập hồ sơ mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
Lập hồ sơ mời thầu
1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
c) Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
d) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
đ) Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
2. Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
.......
Như vậy, hồ sơ mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:
+ Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;
+ Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất);
+ Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).
- Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn