Cá nhân chưa đủ 14 tuổi có thể mở thẻ ngân hàng được không?

Cho em hỏi: Em muốn mở thẻ ngân hàng nhưng em chưa đủ 14 tuổi. Vậy e có được phép mở thẻ không?- Câu hỏi của bạn Tâm (Long An).

Cá nhân chưa đủ 14 tuổi có thể làm thẻ ngân hàng được không?

Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về hồ sơ mở tài khoản thanh toán như sau:

Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
1. Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi), thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài) của chủ tài khoản;
c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ người đại diện theo pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a và b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với chủ tài khoản.
...

Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN quy định mở thẻ ngân hàng như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
...
2. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
1. Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Các giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu); thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này;
c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện theo pháp luật của cá nhân) thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm:
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật là cá nhân: giấy tờ tuỳ thân của người đại diện theo pháp luật của cá nhân và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật là pháp nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật; các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán; giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.

Như vậy, cá nhân chưa đủ 14 tuổi có thể sử dụng giấy khai sinh để mở tài khoản ngân hàng.

Lưu ý: Giấy khai sinh chỉ áp dụng với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu.

Cá nhân chưa đủ 14 tuổi có thể mở thẻ ngân hàng được không? (Hình từ Internet)

Phí dịch vụ thẻ ngân hàng được quy định như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 19/2016/TT-NHNN có quy định phí dịch vụ thẻ ngân hàng như sau:

- Chỉ tổ chức phát hành thẻ được thu phí của chủ thẻ. Tổ chức phát hành thẻ thu phí theo Biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình và không được thu thêm bất kỳ loại phí nào ngoài Biểu phí đã công bố.

Biểu phí dịch vụ thẻ phải nêu rõ các loại phí, mức phí áp dụng cho từng loại thẻ và dịch vụ thẻ. Biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ phải phù hợp với quy định của pháp luật, được niêm yết công khai và phải cung cấp cho chủ thẻ trước khi sử dụng và khi có sự thay đổi.

Các hình thức thông báo và cung cấp thông tin về phí cho chủ thẻ phải được quy định cụ thể trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Thời gian từ khi thông báo đến khi áp dụng các thay đổi về phí tối thiểu là 07 ngày và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.

- Tổ chức phát hành thẻ thỏa thuận về việc thu phí chiết khấu đối với đơn vị chấp nhận thẻ. Việc chia sẻ phí giữa tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức bù trừ điện tử giao dịch thẻ, tổ chức thẻ quốc tế do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Hạn mức thẻ đối với thẻ trả trước vô danh là bao nhiêu?

Tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định về hạn mức thẻ như sau:

Hạn mức thẻ
1. TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật.
a. Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày.
2. Đối với thẻ trả trước vô danh, TCPHT quy định cụ thể các hạn mức số dư và hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ, đảm bảo số dư trên một thẻ trả trước vô danh tại mọi thời Điểm không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam.

Như vậy, đối với thẻ trả trước vô danh, tổ chức phát hành thẻ quy định cụ thể các hạn mức số dư và hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ, đảm bảo số dư trên một thẻ trả trước vô danh tại mọi thời Điểm không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẻ ngân hàng

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào