Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước theo quy định mới nhất 2023?
Việc đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được thực hiện theo mẫu nào?
Mẫu 10 ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước như sau:
Xem thêm và tải về mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước: Tại đây
Theo quy định nêu trên, việc đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được thực hiện theo mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được quy định tại Mẫu 10 ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP.
Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước theo quy định mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước có những thành phần gì?
Điều 34 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước như sau:
Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước
1. Đơn đề nghị trả lại giấy phép.
2. Tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).
3. Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được lập theo Mẫu 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước gồm:
- Đơn đề nghị trả lại giấy phép.
- Tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).
- Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước?
Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
đ) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
g) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
h) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều này.
Theo quy định nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
+ Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
+ Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp:
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
+ Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
+ Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
- Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp lại giấy phép đối với các trường hợp:
+ Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn