Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bao nhiêu người thì bị phạt tù? Những người nào được xem là đồng phạm với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Cho anh hỏi hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bao nhiêu ngừoi thì bị phạt tù? Câu hỏi của anh Cường (Hà Nam)

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bao nhiêu người thì bị phạt tù?

Tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
.........

Như vậy, người nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác không phân biệt bao nhiêu người nếu trị giá tài sản từ 2.000.000 hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng.

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị bao nhiêu thì bị phạt tù?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bao nhiêu người thì bị phạt tù? Những người nào được xem là đồng phạm với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? (Hình từ Internet)

Những người nào được xem là đồng phạm với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về đồng phạm như sau:

Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Như vậy, những người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức cho người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xem là đồng phạm với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Không tố giác người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị phạt tù?

Tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về không tố giác tội phạm như sau:

Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Như vậy, người không tố giác người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trừ người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không đến mức đặc biệt nghiêm trọng.

Trân trọng!

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào