Báo cáo sử dụng tài nguyên nước được nộp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường vào thời điểm nào trong năm?
Báo cáo sử dụng tài nguyên nước được nộp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường vào thời điểm nào trong năm?
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định về thời điểm nộp báo cáo sử dụng tài nguyên nước hàng năm như sau:
Báo cáo sử dụng tài nguyên nước
1. Hằng năm, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng nước của mình và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 năm sau để tổng hợp, theo dõi.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo sử dụng tài nguyên nước.
Theo quy định nêu trên, hằng năm, các cơ quan gửi báo cáo sử dụng tài nguyên nước đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 năm sau để tổng hợp, theo dõi.
Các cơ quan có trách nhiệm lập và nộp báo cáo sử dụng tài nguyên nước gồm:
+ Bộ Công Thương,
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
+ Bộ Xây dựng
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan,
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng nước của mình.
Báo cáo sử dụng tài nguyên nước được nộp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường vào thời điểm nào trong năm? (Hình từ Internet)
Nội dung trong báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ?
Khoản 1 Điều 8 Thông tư 31/2018/TT-BTNMT quy định về các nội dung có trong báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ:
Nội dung, yêu cầu đối với báo cáo sử dụng tài nguyên nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tổng quan về hiện trạng phát triển của ngành;
b) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Tình hình thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước;
d) Đề xuất, kiến nghị.
2. Yêu cầu đối với nội dung tổng quan về hiện trạng phát triển của ngành: đánh giá được tình hình phát triển, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực gắn với hoạt động khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước.
3. Yêu cầu đối với nội dung về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ:
...
Theo đó, các nội dung có trong báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang bộ gồm:
- Tổng quan về hiện trạng phát triển của ngành;
- Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Tình hình thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước;
- Đề xuất, kiến nghị.
Báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Khoản 4 Điều 8 Thông tư 31/2018/TT-BTNMT quy định về yêu cầu đối với báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ:
Nội dung, yêu cầu đối với báo cáo sử dụng tài nguyên nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
...
4. Yêu cầu đối với nội dung tình hình thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước:
a) Tổng hợp số lượng các công trình khai thác, sử dụng nước đã được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
b) Trường hợp công trình khai thác là hồ chứa, tổng hợp số lượng hồ chứa đã được lập hành lang bảo vệ hồ chứa và đánh giá sự biến động;
c) Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng nước, đảm bảo dòng chảy tối thiểu và các quy định khác của pháp luật về tài nguyên nước.
5. Đề xuất, kiến nghị:
a) Tổng kết được các vấn đề lớn trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Kiến nghị các giải pháp liên quan đến việc đảm bảo nguồn nước cho hoạt động khai thác, sử dụng nước của ngành.
Theo quy định nêu trên, yêu cầu đối với báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định như sau:
- Tổng hợp số lượng các công trình khai thác, sử dụng nước đã được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
- Trường hợp công trình khai thác là hồ chứa, tổng hợp số lượng hồ chứa đã được lập hành lang bảo vệ hồ chứa và đánh giá sự biến động;
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng nước, đảm bảo dòng chảy tối thiểu và các quy định khác của pháp luật về tài nguyên nước.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn