Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài mới nhất 2023? Điều kiện để được dự tuyển đi học ở nước ngoài là gì?
Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài có những thành phần gì?
Điều 9 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT quy định về thành phần hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài như sau:
Hồ sơ dự tuyển
Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 86/2021/NĐ-CP.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập
...
2. Hồ sơ dự tuyển gồm:
a) Công văn của cơ quan quản lý trực tiếp cử dự tuyển (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
b) Cam kết thực hiện trách nhiệm của người được cử đi dự tuyển theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
c) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với trường hợp không có cơ quan công tác);
d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng;
đ) Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện đi học nước ngoài;
e) Các giấy tờ khác (nếu có) theo yêu cầu của chương trình học bổng và cơ quan cử đi học.
Theo quy định nêu trên, hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài có các thành phần như sau:
- Công văn của cơ quan quản lý trực tiếp cử dự tuyển (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
- Cam kết thực hiện trách nhiệm của người được cử đi dự tuyển theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với trường hợp không có cơ quan công tác);
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng;
- Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện đi học nước ngoài;
- Các giấy tờ khác (nếu có) theo yêu cầu của chương trình học bổng và cơ quan cử đi học.
Điều kiện để được dự tuyển đi học ở nước ngoài là gì?
Điều 3 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT quy đinh về điều kiện để được dự tuyển đi học ở nước ngoài như sau:
Đối tượng và tiêu chuẩn dự tuyển
Đối tượng dự tuyển đi học nước ngoài là công dân Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 86/2021/NĐ-CP .
Theo quy định nêu trên, để được dự tuyển đi học ở nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Là công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng và đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình học bổng;
- Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử đi học (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
- Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên).
Năm 2023, hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài có những thành phần gì? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được ưu tiên trong dự tuyển đi học ở nước ngoài?
Khoản 1 Điều 4 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT quy định về các đối tượng ưu tiên trong dự tuyển đi học ở nước ngoài như sau:
Ưu tiên trong tuyển sinh
1. Đối tượng ưu tiên
a) Ứng viên thuộc các cơ quan, địa phương được ưu tiên về đào tạo nhân lực theo quy định của Chính phủ;
b) Ứng viên có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học;
c) Các đối tượng ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và của từng chương trình học bổng cụ thể.
2. Ngành đào tạo ưu tiên
a) Các ngành đào tạo phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn; các ngành học đặc thù cần ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các chương trình, đề án, dự án quốc gia do Chính phủ phê duyệt;
b) Các ngành học Việt Nam chưa có khả năng đào tạo hoặc chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, số lượng cán bộ ngành này ở Việt Nam còn thiếu;
c) Các ngành học phía nước ngoài ưu tiên cấp học bổng cho Việt Nam.
Theo quy định nêu trên, các đối tượng ưu tiên trong dự tuyển đi học ở nước ngoài gồm:
- Ứng viên thuộc các cơ quan, địa phương được ưu tiên về đào tạo nhân lực theo quy định của Chính phủ;
- Ứng viên có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học;
- Các đối tượng ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và của từng chương trình học bổng cụ thể.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn