Việc xác định vị trí việc làm công chức chuyên ngành Ngân hàng thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệm vụ của Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng là gì?
Công chức nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng bao gồm những vị trí nào?
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN về danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng có quy định như sau:
- Vị trí việc làm về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng
+ Chuyên viên cao cấp về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng;
+ Chuyên viên chính về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng;
+ Chuyên viên về hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng.
- Vị trí việc làm về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng
+ Chuyên viên cao cấp về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng;
+ Chuyên viên chính về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng;
+ Chuyên viên về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng.
- Vị trí việc làm về nghiệp vụ ngân hàng trung ương
+ Chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương;
+ Chuyên viên chính về nghiệp vụ ngân hàng trung ương;
+ Chuyên viên về nghiệp vụ ngân hàng trung ương;
+ Cán sự về nghiệp vụ ngân hàng trung ương;
+ Nhân viên về nghiệp vụ ngân hàng trung ương.
- Vị trí việc làm về thanh tra, giám sát ngân hàng
+ Thanh tra viên cao cấp về thanh tra, giám sát ngân hàng;
+ Thanh tra viên chính về thanh tra, giám sát ngân hàng;
+ Thanh tra viên về thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Vị trí việc làm về kiểm soát ngân hàng
+ Kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng;
+ Kiểm soát viên chính về kiểm soát ngân hàng;
+ Kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng.
- Vị trí việc làm về phòng, chống rửa tiền
+ Chuyên viên cao cấp về phòng, chống rửa tiền;
+ Chuyên viên chính về phòng, chống rửa tiền;
+ Chuyên viên về phòng, chống rửa tiền.
- Vị trí việc làm về tiền tệ, ngân hàng quốc tế
+ Chuyên viên cao cấp về tiền tệ, ngân hàng quốc tế;
+ Chuyên viên chính về tiền tệ, ngân hàng quốc tế;
- Vị trí việc làm về quản lý tổ chức tín dụng
+ Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng;
+ Chuyên viên chính về quản lý tổ chức tín dụng;
+ Chuyên viên về quản lý tổ chức tín dụng.
Công chức nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng bao gồm những vị trí nào? Nhiệm vụ của Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng là gì? (Hình từ Internet)
Việc xác định vị trí việc làm công chức chuyên ngành Ngân hàng thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2022/TT-NHNN về nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức chuyên ngành Ngân hàng có quy định như sau:
Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng
1. Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 62/2020/NĐ-CP).
...
Căn cứ Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức có quy định như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức
1. Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
2. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
4. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
5. Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Theo đó, nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức chuyên ngành Ngân hàng được xác định như sau:
- Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
- Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Nhiệm vụ của Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN về nhiệm vụ của Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng có quy định như sau:
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án và các văn bản khác về công tác quản lý tổ chức tín dụng.
- Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến quản lý tổ chức tín dụng.
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản liên quan đến công tác quản lý tổ chức tín dụng theo phân công; đề xuất chủ trương, biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý tồn tại, vướng mắc trong thực hiện.
- Tham gia thẩm định các văn bản về công tác quản lý tổ chức tín dụng theo nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan về công tác quản lý tổ chức tín dụng
- Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.
Trân trọng!
Nguyễn Võ Linh Trang