Con trộm cắp tài sản trong tài khoản ngân hàng của cha mẹ có bị đi tù không?

Con dâu xem trộm thông tin tài khoản internet banking của cha mẹ và sử dụng máy khác lén đăng nhâp để chuyển số tiền 140 triệu cho mình, vậy con có bị đi tù không?

Con trộm cắp tài sản trong tài khoản ngân hàng của cha mẹ có bị đi tù không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, khoản này được sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 như sau:

Tội trộm cắp tài sản
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.

Con dâu có hành vi trộm cắp tài sản của cha mẹ, số tiền chiếm đoạt từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Hành vi lén lút lấy tiền trong tài khoản ngân hàng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác là hành vi trộm cắp tài sản, có dấu hiệu tội phạm.

Bất kể mối quan hệ giữa nạn nhân và đối tượng gây án là quan hệ ruột thịt hay không thì hành vi chuyển quyền sở hữu tài sản lén lút, không có sự đồng ý của chủ sở hữu cũng là hành vi trộm cắp tài sản, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Như vậy, tội trộm cắp tài sản không thuộc loại tội phạm khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Dù người con phạm tội mà không bị cha mẹ tố giác hoặc đã có đơn bãi nại của cha mẹ nhưng nếu đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra vẫn tiếp tục giải quyết theo quy định pháp luật.

Con trộm cắp tài sản trong tài khoản ngân hàng của cha mẹ có bị đi tù không?

Con trộm cắp tài sản trong tài khoản ngân hàng của cha mẹ có bị đi tù không? (Hình từ Internet)

Mức hình phạt với hành vi trộm cắp tài sản là bao nhiêu?

Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

Tội trộm cắp tài sản
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
...
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, người trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng bằng phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Làm thế nào để xin giảm án phạt cho con phạm tội trộm cắp tài sản?

Căn cứ tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cụ thể:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
...
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
...
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Như vậy, trường hợp cha mẹ mong muốn được giảm án phạt cho con có thể làm đơn xin giảm hình phạt dựa trên các tình tiết giảm nhẹ trên đây để tòa án xem xét về mức phạt.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội trộm cắp tài sản

Đào Phương Nga

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào