Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2023: Trong lĩnh vực đầu tư công, cần tăng cường hậu kiểm khi giải ngân nguồn vốn?
Những tồn tại, hạn chế trong việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công?
Căn cứ Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2023 về những tồn tại, hạn chế trong việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng chính phủ đưa ra những quan điểm như sau:
"Những tồn tại, hạn chế trong việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu: công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, ở một số nơi, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu còn thiếu quyết tâm, chưa sâu sát đôn đốc thực hiện; chưa tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc phát sinh của các dự án; công tác chuẩn bị đầu tư còn sơ sài, chất lượng chưa tốt, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ nên đã gặp vướng mắc trong triển khai; phân bổ vốn còn dàn trải, thiếu tập trung; một số Ban quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu còn yếu kém về năng lực; kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công chưa nghiêm; công tác kiểm tra, giám sát chưa tốt; chấp hành kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm... Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công (từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn thành, quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng) ở 07 lĩnh vực (đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, ngân sách và công sản, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản, đầu tư công) còn bất cập, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn...mỗi một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến các khâu sau và toàn bộ dự án."
Theo đó, những tồn tại hạn chế trong việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là:
- Công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, ở một số nơi, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu còn thiếu quyết tâm, chưa sâu sát đôn đốc thực hiện;
- Chưa tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc phát sinh của các dự án;
- Công tác chuẩn bị đầu tư còn sơ sài, chất lượng chưa tốt, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ nên đã gặp vướng mắc trong triển khai;
- Phân bổ vốn còn dàn trải, thiếu tập trung; một số Ban quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu còn yếu kém về năng lực;
- Kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công chưa nghiêm;
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa tốt; ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm...
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công (từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn thành, quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng) ở 07 lĩnh vực (đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, ngân sách và công sản, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản, đầu tư công) còn bất cập, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn...mỗi một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến các khâu sau và toàn bộ dự án.
Có những tồn tại nào trong việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công? Nhiệm vụ đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 là gì? (Hình từ Internet)
Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2023: Trong lĩnh vực đầu tư công, cần tăng cường hậu kiểm khi giải ngân nguồn vốn?
Căn cứ Mục I Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2023 về quan điểm, định hướng đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, cần tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công. Ngoài ra, cần phải thực hiện các nội dung khác như:
- Quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, vai trò, ý nghĩa của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội;
- Xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thực hiện điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Bám sát, nhận diện và đánh giá đúng tình hình, tăng cường năng lực dự báo, phản ứng chính sách, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án. Chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm, nêu gương người đứng đầu. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực.
- Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong mọi mặt hoạt động đầu tư công; Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho đầu tư, lấy đầu tư công dẫn dắt
Nhiệm vụ đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 là gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2023 về nhiệm vụ của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có quy định như sau:
- Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
+ Khẩn trương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/03/2023 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2022/NĐ-CP;
+ Dự kiến khả năng thực hiện, số tiền có thể giải ngân đến hết thời hạn của Chương trình, phương án đối với số tiền còn lại không sử dụng hết.
- Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/03/2023 về cụ thể số tiền còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, đề xuất phương án xử lý.
- Đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
+ Khẩn trương phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án dự kiến bố trí từ nguồn Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo theo tiến độ yêu cầu.
+ Phân công cụ thể lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo theo dõi tiến độ thực hiện dự án thuộc Chương trình và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện và giải ngân của dự án này.
+ Định kỳ hằng tháng báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của Chương trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công.
- Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư: khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, tổng hợp các dự án hoàn thiện thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giao vốn còn lại của Chương trình theo đúng quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
Trân trọng!
Nguyễn Võ Linh Trang