Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản có được chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp không?

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản có được chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp không?- Câu hỏi của anh Bình (Yên Bái).

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản có được chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp không?

Tại Điều 48 Luật Phá sản 2014 quy định hoạt động của doanh nghiệp bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:

Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:
a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ;
d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
...

Như vậy, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp không được chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp.

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản có được chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp không?

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản có được chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)

Nếu phát sinh giao dịch chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm một phần bằng tài sản khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản bị xử lý như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 48 Luật Phá sản 2014 quy định hoạt động của doanh nghiệp bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:

Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
...
2. Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 của Luật này.

Tại Điều 60 Luật Phá sản 2014 quy định tuyên bố giao dịch vô hiệu như sau:

Tuyên bố giao dịch vô hiệu
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc Tòa án nhân dân phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này thì Tòa án nhân dân ra một trong các quyết định sau:
a) Không chấp nhận yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản;
b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu phải ra một trong các quyết định sau:
a) Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu;
b) Hủy bỏ quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trường hợp có tranh chấp thì được giải quyết theo quy định tại Chương X của Luật này.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động tổ chức thi hành quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Như vậy, phát sinh giao dịch chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì giao dịch bị tuyên là vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Xử lý khoản nợ có bảo đảm khi mở thủ tục phá sản được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 53 Luật Phá sản 2014 quy định giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:

Xử lý khoản nợ có bảo đảm
1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Căn cứ quy định trên, xử lý khoản nợ có bảo đảm khi mở thủ tục phá sản như sau:

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm thì xử lý khoản nợ có bảo đảm cụ thể như sau:

+) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

+) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn.

Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm.

++) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

++) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì xử lý tài sản bảo đảm như sau:

+) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

+) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào