Người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp nào?
- Người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp nào?
- Người nộp thuế cần lưu giữ giấy tờ gì trong Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết?
- Trường hợp nào người nộp thuế phải kê khai xác định giá giao dịch liên kết nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết?
Người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp nào?
Khoản 1 Điều 19 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết như sau:
Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
1. Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
...
Theo quy định nêu trên, người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp:
Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ theo quy đinh.
Người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế cần lưu giữ giấy tờ gì trong Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết?
Khoản 4 Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về các giấy tờ mà người nộp thuế cần lưu giữ trong hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết
...
4. Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gồm:
a) Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều này và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo quy định nêu trên, người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gồm:
- Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
- Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia.
- Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ toàn cầu.
- Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Trường hợp nào người nộp thuế phải kê khai xác định giá giao dịch liên kết nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế phải kê khai xác định giá giao dịch liên kết được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi:
- Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
- Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế.
Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
- Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau:
+ Phân phối: Từ 5% trở lên;
+ Sản xuất: Từ 10% trở lên;
+ Gia công: Từ 15% trở lên.
Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.
Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi, hạch toán riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng lĩnh vực để áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.
Trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vực thì:
Áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.
Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn