Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là gì? Khách hàng lậu vé khi tham gia vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển thì bị xử lý như thế nào?

Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là gì? Khách hàng lậu vé khi tham gia vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển thì bị xử lý như thế nào?

Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là gì? Động vật sống có được coi là hành lý được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển không?

Căn cứ tại khoản 1 và khoản 5 Điều 200 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về vận chuyển hành khách và hành lý như sau:

Vận chuyển hành khách và hành lý
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển dùng tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu tiền công vận chuyển hành khách, giá dịch vụ vận chuyển hành lý do hành khách trả.
...
5. Hành lý là đồ vật hoặc phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển, trừ các trường hợp sau đây:
a) Đồ vật và phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
b) Động vật sống.
6. Hành lý xách tay là hành lý mà hành khách giữ trong phòng mình hoặc thuộc sự giám sát, bảo quản, kiểm soát của mình.

Như vậy, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển dùng tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu tiền công vận chuyển hành khách, giá dịch vụ vận chuyển hành lý do hành khách trả.

Hành lý là đồ vật hoặc phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển, trừ các trường hợp sau đây:

- Đồ vật và phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa;

- Động vật sống.

Theo đó, động vật sống không được xem là hành lý được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển.

Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là gì? Khách hàng lậu vé khi tham gia vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển thì bị xử lý như thế nào?

Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là gì? Khách hàng lậu vé khi tham gia vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Khách hàng lậu vé khi tham gia vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ tại Điều 206 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về xử lý đối với hành khách lậu vé, như sau:

Xử lý đối với hành khách lậu vé
1. Hành khách lậu vé là người đã trốn lên tàu biển khi tàu ở trong cảng hoặc địa điểm thuộc phạm vi cảng mà không được sự đồng ý của người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm của tàu và vẫn ở trên tàu sau khi tàu đã rời cảng hoặc địa điểm thuộc phạm vi cảng.
2. Hành khách lậu vé có nghĩa vụ trả đủ tiền công vận chuyển cho quãng đường đã đi và một khoản tiền phạt bằng số tiền công vận chuyển phải trả này.
3. Thuyền trưởng có quyền đưa hành khách lậu vé lên bờ hoặc chuyển sang một tàu khác để đưa về cảng nơi hành khách đó đã lên tàu và phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tên, tuổi, quốc tịch của hành khách lậu vé, nơi hành khách lên tàu và trốn trên tàu.
4. Trường hợp hành khách lậu vé được chấp nhận cho đi tiếp quãng đường còn lại thì phải mua vé và có quyền, nghĩa vụ như những hành khách khác.

Theo đó, khách hàng lậu vé khi tham gia vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển thì bị xử lý như sau:

- Hành khách lậu vé có nghĩa vụ trả đủ tiền công vận chuyển cho quãng đường đã đi và một khoản tiền phạt bằng số tiền công vận chuyển phải trả này.

- Thuyền trưởng có quyền đưa hành khách lậu vé lên bờ hoặc chuyển sang một tàu khác để đưa về cảng nơi hành khách đó đã lên tàu và phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tên, tuổi, quốc tịch của hành khách lậu vé, nơi hành khách lên tàu và trốn trên tàu.

- Trường hợp hành khách lậu vé được chấp nhận cho đi tiếp quãng đường còn lại thì phải mua vé và có quyền, nghĩa vụ như những hành khách khác.

Khi hành khách bị tổn hại về sức khỏe và hư hỏng hành lý mà do lỗi của người làm công thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường?

Căn cứ tại Điều 207 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển như sau:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
1. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý, nếu sự cố gây thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển gây ra trong phạm vi công việc được giao.
Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý xách tay xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá hủy, mắc cạn, nổ, cháy, khuyết tật hoặc khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển.
Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng các loại hành lý khác không phụ thuộc nguyên nhân gây ra mất mát, hư hỏng đó.
Trong các trường hợp khác, trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người khiếu nại.
2. Trách nhiệm chứng minh thiệt hại và mức độ tổn thất, thiệt hại xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá huỷ, mắc cạn, nổ, cháy hoặc khuyết tật của tàu biển trong quá trình vận chuyển thuộc về người khiếu nại.

Như vậy, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành khách bị tổn hại về sức khỏe và hư hỏng hành lý nếu sự cố gây thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển do lỗi của người làm công gây ra trong phạm vi công việc được giao.

- Lỗi của người làm công được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng tổn hại về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý xách tay xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá hủy, mắc cạn, nổ, cháy, khuyết tật hoặc khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển.

- Lỗi của người làm công được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng các loại hành lý khác không phụ thuộc nguyên nhân gây ra mất mát, hư hỏng đó.

Trong các trường hợp khác, trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người khiếu nại.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng vận chuyển hành khách

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào