Có bắt buộc định giá lại tài sản khi trước đó đã ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan?
- Trong trường hợp nào bắt buộc phải định giá lại tài sản?
- Có bắt buộc định giá lại tài sản khi trước đó đã ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan?
- Cá nhân thực hiện việc ký hợp đồng thẩm định giá với tổ chức thẩm định giá không có chức năng thẩm định giá bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trong trường hợp nào bắt buộc phải định giá lại tài sản?
Tại Điều 123 Luật Phá sản 2014 quy định định giá lại tài sản như sau:
Định giá lại tài sản
1. Việc định giá lại tài sản được thực hiện khi có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 122 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản.
2. Thẩm phán quyết định định giá lại đối với trường hợp bán tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này. Chấp hành viên quyết định định giá lại đối với trường hợp thanh lý tài sản.
Như vậy, việc định giá lại tài sản sẽ diễn ra trong các trường hợp sau:
- Khi có vi phạm nghiêm trọng trong việc định giá dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản.
- Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản.
Có bắt buộc định giá lại tài sản khi trước đó đã ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc định giá lại tài sản khi trước đó đã ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan?
Tại khoản 1 Điều 123 Luật Phá sản 2014 quy định định giá lại tài sản như sau:
Định giá lại tài sản
1. Việc định giá lại tài sản được thực hiện khi có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 122 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản.
2. Thẩm phán quyết định định giá lại đối với trường hợp bán tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này. Chấp hành viên quyết định định giá lại đối với trường hợp thanh lý tài sản.
Tại Điều 122 Luật Phá sản 2014 quy định định giá tài sản như sau:
Định giá tài sản
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan.
2. Trường hợp tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản thì phải định giá lại tài sản.
Cá nhân thực hiện việc ký hợp đồng thẩm định giá với tổ chức thẩm định giá không có chức năng thẩm định giá bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Tại khoản 3 Điều 65 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi thực hiện việc ký hợp đồng thẩm định giá với tổ chức thẩm định giá không có chức năng thẩm định giá như sau:
Hành vi vi phạm quy định của thừa phát lại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo không đúng về thời hạn, hình thức của quyết định, giấy tờ, văn bản về thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện xác minh hoặc xác minh điều kiện thi hành án không bảo đảm thời hạn theo quy định;
b) Xác minh điều kiện thi hành án không đầy đủ nội dung cần xác minh hoặc không đúng đối tượng, không đúng địa điểm theo quy định;
c) Biên bản xác minh điều kiện thi hành án lập không đúng quy định;
d) Vi phạm quy định về bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án;
đ) Không thông báo các quyết định, giấy tờ, văn bản về thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cho đương sự thỏa thuận giá, thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức đấu giá tài sản;
b) Thực hiện việc ký hợp đồng thẩm định giá với tổ chức thẩm định giá không có chức năng thẩm định giá;
c) Không thông báo cho các đương sự về kết quả thẩm định giá trước khi ký hợp đồng đấu giá tài sản;
d) Không thực hiện đúng quy định về yêu cầu thẩm định giá lại tài sản của đương sự.
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này.
Tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
....
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
Như vậy, cá nhân thực hiện việc ký hợp đồng thẩm định giá với tổ chức thẩm định giá không có chức năng thẩm định giá sẽ bị xử phạt 5.000.000 đến 7.000.000 đồng.
Trân trọng!
Lương Thị Tâm Như