Tài sản thi hành án có được bán thông qua thủ tục đấu giá không? Người có hành vi không bán đấu giá đối với tài sản phải bán thông qua đấu giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Tài sản thi hành án có được bán không qua thủ tục bán đấu giá không? Người có hành vi không bán đấu giá đối với tài sản phải bán thông qua đấu giá bị phạt bao nhiêu tiền? Nhờ anh chị tư vấn.

Nếu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thỏa thuận được tổ chức bán đấu giá thì Chấp hành viên có được lựa chọn thay hay không?

Tại khoản 2 Điều 124 Luật Phá sản 2014 quy định bán tài sản thông qua hình thức bán đấu giá như sau:

Bán tài sản
1. Tài sản được bán theo các hình thức sau:
a) Bán đấu giá;
b) Bán không qua thủ tục đấu giá.
2. Việc bán đấu giá đối với tài sản là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền thỏa thuận với tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày định giá. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá.
Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thỏa thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định giá.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Như vậy, nếu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thỏa thuận được tổ chức bán đấu giá thì Chấp hành viên được lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Tài sản thi hành án có được bán không qua thủ tục bán đấu giá không? Người có hành vi không bán đấu giá đối với tài sản phải bán thông qua đấu giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Tài sản thi hành án dân sự có được bán thông qua thủ tục bán đấu giá không? Người có hành vi không bán đấu giá đối với tài sản phải bán thông qua đấu giá bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Tài sản thi hành án dân sự có được bán thông qua thủ tục bán đấu giá không?

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định tài sản đấu giá như sau:

Tài sản đấu giá
1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
a) Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
k) Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
l) Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
...

Như vậy, tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự sẽ phải bán thông qua hình thức bán đấu giá.

Người có hành vi không bán đấu giá đối với tài sản phải bán thông qua đấu giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi không bán đấu giá đối với tài sản phải bán thông qua đấu giá như sau:

Hành vi vi phạm quy định của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá và người khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá;
b) Đấu giá đối với tài sản chưa được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện cuộc đấu giá khi không có chức năng đấu giá tài sản.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu người thực hiện hành vi vi phạm là người trúng đấu giá; khoản 2 Điều này dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét việc hủy kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công khi có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và g khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, g và h khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Như vậy, cá nhân có hành vi không bán đấu giá đối với tài sản phải bán thông qua đấu giá bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Đối với tổ chức nếu có hành vi vi phạm sẽ có mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt trên (khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản thi hành án

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào