Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập mà vắng mặt thì cơ quan thi hành án hình sự có được tiếp tục tổ chức thi hành án không?

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập mà vắng mặt thì cơ quan thi hành án hình sự có được tiếp tục tổ chức thi hành án không?

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập mà vắng mặt thì cơ quan thi hành án hình sự có được tiếp tục tổ chức thi hành án không?

Tại khoản 2 Điều 160 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:

Thủ tục thi hành án
...
2. Cơ quan thi hành án hình sự thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải công bố ngay quyết định đó trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình và triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thông báo, yêu cầu thi hành án. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập hợp lệ mà không có mặt thì cơ quan thi hành án hình sự phải lập biên bản vắng mặt và tiếp tục tổ chức thi hành án;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại Điều 164 của Luật này;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan khác có liên quan kiểm tra, giám sát trong quá trình pháp nhân thương mại chấp hành án;
d) Ra quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này; chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức khác có liên quan cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp, công bố và gửi các văn bản này theo quy định tại Điều 166 của Luật này;
e) Thực hiện thủ tục khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, khi có thông báo yêu cầu triệu tập mà người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không có mặt thì cơ quan thi hành án hình sự phải lập biên bản vắng mặt và tiếp tục tổ chức thi hành án.

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập mà vắng mặt thì cơ quan thi hành án hình sự có được tiếp tục tổ chức thi hành án không? (Hình từ Internet)

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại vắng mặt vì lý do chính đáng thì việc thông báo, yêu cầu thi hành án có được thực hiện?

Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thông báo, yêu cầu thi hành án như sau:

Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thông báo, yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải gửi giấy triệu tập đến người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thực hiện việc thông báo và yêu cầu thi hành án. Nội dung giấy triệu tập phải nêu rõ họ tên, chức vụ người được triệu tập; mục đích, nội dung làm việc; thời gian, địa điểm phải có mặt.
Cơ quan thi hành án hình sự gửi thông báo về việc triệu tập và làm việc với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại cho Viện kiểm sát cùng cấp biết và phân công Kiểm sát viên thực hiện việc kiểm sát (nếu cần thiết).
2. Thành phần làm việc với người được triệu tập gồm có: Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự được ủy quyền chủ trì; cán bộ trực tiếp thụ lý việc thi hành án và một số cán bộ thuộc cơ quan thi hành án hình sự; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại; đại diện Viện kiểm sát (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan thi hành án hình sự có thể mời thêm cán bộ của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại tham dự buổi làm việc. Kết thúc buổi làm việc phải lập biên bản có chữ ký của người chủ trì, người được triệu, tập, cán bộ thụ lý việc thi hành án, đại diện Viện kiểm sát (nếu tham dự buổi làm việc).
3. Trường hợp người được triệu tập không thể có mặt theo yêu cầu triệu tập vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải báo cáo bằng văn bản và được cơ quan thi hành án hình sự chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án hình sự lùi buổi làm việc sang thời điểm khác nhưng không được quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.
Trường hợp người được triệu tập cố tình không có mặt theo đúng thời hạn triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự lập biên bản vắng mặt và vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án.

Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại vắng mặt có lý do bất khả kháng thì việc thông báo, yêu cầu thi hành án sẽ chưa được thực hiện.

Cơ quan thi hành án hình sự lùi buổi làm việc sang thời điểm khác nhưng không được quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.

Pháp nhân thương mại chấp hành án phải thực hiện những nghĩa vụ nào?

Tại khoản 2 Điều 162 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án như sau:

(1) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyết định, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án;

(2) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự;

(3) Công bố và niêm yết công khai quyết định thi hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt và biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật này;

(4) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành án.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào