Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan? Cơ quan Hải quan có nhiệm vụ kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh không?
- Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ gì trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới?
- Cục Hải quan có nhiệm vụ gì trong việc áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống ma túy?
- Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như thế nào?
Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ gì trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg có quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Hải quan như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Hải quan là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trong phạm vi cả nước.
2. Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan, trong đó có nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cụ thể như sau:
- Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tổ chức thực hiện công tác phân tích, kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của các Bộ hoặc phân công của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện công tác phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan;
- Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan? Cơ quan Hải quan có nhiệm vụ kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh? (Hình từ Internet)
Cục Hải quan có nhiệm vụ gì trong việc áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống ma túy?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 1919/QĐ-BTC năm 2016 có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm:
a) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
c) Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, Cục Hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan.
Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 và khoản 5 Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP có quy định về thủ tục đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau:
Thủ tục đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
...
3. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được kiểm tra qua hệ thống máy soi hàng hóa và các trang thiết bị khác. Trên cơ sở phân tích thông tin và quá trình giám sát người xuất cảnh, nhập cảnh, cơ quan hải quan quyết định lựa chọn hành lý có rủi ro để kiểm tra thực tế.
4. Trường hợp có căn cứ xác định người xuất cảnh, nhập cảnh có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì thực hiện việc khám người theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
...
Tại Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 3280/QĐ-TCHQ năm 2016 có quy định về đối tượng như sau:
Đối tượng
1. Đối tượng thực hiện: Cán bộ, công chức Hải quan.
2. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan:
a) Người xuất cảnh, người nhập cảnh;
b) Tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Phương tiện vận tải chuyên dụng, nhân viên và vật dụng, đồ dùng của các đơn vị cung ứng các dịch vụ suất ăn, nhiên liệu, vệ sinh, sửa chữa bảo dưỡng, xếp dỡ khai thác hành lý và hàng hóa tại các khu vực chịu sự giám sát hải quan;
d) Hành lý của người nhập cảnh và xuất cảnh trong khu vực và trong thời gian chịu sự giám sát hải quan;
...
Như vậy, cán bộ, công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh và nhập cảnh trong khu vực và trong thời gian chịu sự giám sát hải quan.
Trên cơ sở phân tích thông tin và quá trình giám sát người xuất cảnh, nhập cảnh, cơ quan hải quan quyết định lựa chọn hành lý có rủi ro để kiểm tra thực tế.
Trân trọng!
Võ Ngọc Trúc Quỳnh