Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Nội Vụ giảm xuống còn 20 đơn vị?
Vị trí và chức năng của Bộ Nội Vụ là gì?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 63/2022/NĐ-CP có quy định về vị trí chức năng của Bộ Nội Vụ như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tín ngưỡng, tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.Nội vụ.
Theo đó, Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực:
- Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước;
- Chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính;
- Cán bộ, công chức, viên chức và công vụ;
+ Hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng;
+ Tín ngưỡng, tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước;
+ Thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Nội Vụ đã giảm xuống còn 20 đơn vị?
Tại Điều 3 Nghị định 63/2022/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Nôi vụ, như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổ chức - Biên chế.
2. Vụ Chính quyền địa phương.
3. Vụ Công chức - Viên chức.
4. Vụ Tiền lương.
5. Vụ Tổ chức phi chính phủ.
6. Vụ Cải cách hành chính.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Pháp chế.
9. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
10. Vụ Công tác thanh niên.
11. Vụ Tổ chức cán bộ.
12. Thanh tra Bộ.
13. Văn phòng Bộ.
14. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
15. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
16. Ban Tôn giáo Chính phủ.
17. Học viện Hành chính Quốc gia.
18. Viện Khoa học tổ chức nhà nước.
19. Tạp chí Tổ chức nhà nước.
20. Trung tâm Thông tin.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 16 là các tổ chức hành chính, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 17 đến khoản 20 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Trước đây, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 34/2017/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ bao gồm 22 đơn vị như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổ chức - Biên chế.
2. Vụ Chính quyền địa phương.
3. Vụ Công chức - Viên chức.
4. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
5. Vụ Tiền lương.
6. Vụ Tổ chức phi chính phủ.
7. Vụ Cải cách hành chính.
8. Vụ Hợp tác quốc tế.
9. Vụ Pháp chế.
10. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
11. Vụ Tổng hợp.
12. Vụ Công tác thanh niên.
13. Vụ Tổ chức cán bộ.
14. Thanh tra Bộ.
15. Văn phòng Bộ.
16. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
17. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
18. Ban Tôn giáo Chính phủ.
19. Học viện Hành chính Quốc gia.
20. Viện Khoa học tổ chức nhà nước.
21. Tạp chí Tổ chức nhà nước.
22. Trung tâm Thông tin.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 18 là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 19 đến khoản 22 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Bộ Nội Vụ theo quy định mới gồm có 20 đơn vị, bao gồm:
- 16 Tổ chức hành chính, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
+ Vụ Tổ chức - Biên chế.
+ Vụ Chính quyền địa phương.
+ Vụ Công chức - Viên chức.
+ Vụ Tiền lương.
+ Vụ Tổ chức phi chính phủ.
+ Vụ Cải cách hành chính.
+ Vụ Hợp tác quốc tế.
+ Vụ Pháp chế.
+ Vụ Kế hoạch - Tài chính.
+ Vụ Công tác thanh niên.
+ Vụ Tổ chức cán bộ.
+ Thanh tra Bộ.
+. Văn phòng Bộ.
+ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
+ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
+ Ban Tôn giáo Chính phủ.
- 04 Đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
+ Học viện Hành chính Quốc gia.
+ Viện Khoa học tổ chức nhà nước.
+ Tạp chí Tổ chức nhà nước.
+ Trung tâm Thông tin.
Theo đó, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nội vụ sẽ không còn 02 đơn vị sau là:
- Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- Vụ Tổng hợp
Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Nội Vụ, giảm xuống còn 20 đơn vị? (Hình từ Internet)
Theo quy định mới, Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp thuộc Bộ nội vụ là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 63/2022/NĐ-CP có quy định về chức năng, nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia.
2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị.
3. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Vụ Tổng hợp tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện xong việc điều chuyển chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp nhân sự của đơn vị theo Đề án sắp xếp, kiện toàn các Vụ thuộc Bộ Nội vụ kèm theo Tờ trình số 3500/TTr-BNV ngày 26 tháng 7 năm 2022.
Theo đó, Vụ Tổng hợp tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện xong việc điều chuyển chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp nhân sự của đơn vị theo Đề án sắp xếp, kiện toàn các Vụ thuộc Bộ Nội.
Tại Điều 4 Quyết định 1215/QĐ-VPCP năm 2016 có quy định về chức năng nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp bao gồm:
- Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực:
+ Xây dựng, quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ, nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức;
+ Tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc trong nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Xây dựng các Nghị quyết phiên họp Chính phủ, các báo cáo chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn chung
- Xây dựng, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp chung, trình ban hành và quản lý, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đề xuất việc điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác khi cần thiết;
- Làm đầu mối tổng hợp, lập danh mục các đề án của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương; phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc cơ quan chủ trì chuẩn bị các đề án đó.
- Về tổ chức phục vụ phiên họp, hội nghị của Chính phủ, các hội nghị, cuộc họp, làm việc của Thủ tướng Chính phủ
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị giấy mời họp; tiếp nhận và gửi tài liệu họp; rà soát bảo đảm đúng thành phần dự họp; ghi biên bản, ghi âm, dự thảo và trình ký Nghị quyết phiên họp Chính phủ; phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc thực hiện Nghị quyết phiên họp và các vấn đề khác đã được Thủ tướng Chính phủ kết luận tại phiên họp Chính phủ;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị giấy mời họp; tiếp nhận và gửi tài liệu họp; rà soát bảo đảm đúng thành phần dự họp; ghi biên bản, ghi âm các cuộc họp, làm việc, hội nghị và các chuyến đi công tác trong nước của Thủ tướng Chính phủ;
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc soạn thảo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại các cuộc họp, buổi làm việc;
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất nội dung và tổ chức họp, giao ban hàng tuần của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị nội dung giao ban hàng tuần của Văn phòng Chính phủ về các công việc, hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan soạn thảo, biên tập các báo cáo về chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
+ Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (6 tháng, năm);
+ Báo cáo tình hình thực hiện các Nghị quyết phiên họp Chính phủ, chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (quý I, quý III hàng năm);
+ Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức (hàng tháng, quý, 6 tháng, năm);
+ Báo cáo của Văn phòng Chính phủ về chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tình hình kinh tế - xã hội (hàng tháng);
+ Báo cáo của Văn phòng Chính phủ phục vụ giao ban của Thường trực Ban Bí thư (hàng quý);
+ Báo cáo tổng hợp hoạt động chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật trong nước (hàng ngày, bao gồm cả các ngày nghỉ Lễ, Tết);
g) Các báo cáo khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức.
Trân trọng!
Võ Ngọc Trúc Quỳnh