Cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng sẽ không còn Vụ Quản lý doanh nghiệp và Cục Công tác phía nam?
- Cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng? Cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng sẽ không còn vụ Quản lý doanh nghiệp và Cục Công tác phía nam?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng trong hoạt động quy hoạch xây dựng, kiến trúc là gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của của Cục công tác phía Nam trong cơ cấu tổ chức Bộ xây dựng hiện nay là gì?
Cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng? Cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng sẽ không còn vụ Quản lý doanh nghiệp và Cục Công tác phía nam?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 52/2022/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng như sau:
Cơ cấu tổ chức của bộ
1. Vụ Quy hoạch - Kiến trúc.
2. Vụ Vật liệu xây dựng.
3. Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Tổ chức cán bộ.
8. Văn phòng.
9. Thanh tra.
10. Cục Kinh tế xây dựng.
11. Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
12. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
13. Cục Phát triển đô thị.
14. Cục Hạ tầng kỹ thuật.
15. Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản.
16. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.
17. Báo Xây dựng.
18. Tạp chí Xây dựng.
19. Trung tâm Thông tin.
Trước đây, tại Điều 3 Nghị định 81/2017/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng, trong đó có Vụ Quản lý doanh nghiệp và Cục Công tác phía nam, cụ thể như sau:
Cơ cấu tổ chức của bộ
1. Vụ Quy hoạch - Kiến trúc.
2. Vụ Vật liệu xây dựng.
3. Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
5. Vụ Quản lý doanh nghiệp.
6. Vụ Pháp chế.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Tổ chức cán bộ.
9. Văn phòng.
10. Thanh tra.
11. Cục Kinh tế xây dựng.
12. Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
13. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
14. Cục Công tác phía Nam.
15. Cục Phát triển đô thị.
16. Cục Hạ tầng kỹ thuật.
17. Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản.
18. Viện Kinh tế xây dựng.
19. Viện Khoa học công nghệ xây dựng.
20. Viện Kiến trúc quốc gia.
21. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.
22. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.
23. Báo Xây dựng.
24. Tạp chí Xây dựng.
25. Trung tâm Thông tin.
Như vậy, cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng theo quy định mới nhất sẽ không còn Vụ Quản lý doanh nghiệp và Cục Công tác phía nam, cụ thể:
- 15 Tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
+ Vụ Quy hoạch - Kiến trúc.
+ Vụ Vật liệu xây dựng.
+ Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.
+ Vụ Kế hoạch - Tài chính.
+ Vụ Pháp chế.
+ Vụ Hợp tác quốc tế.
+ Vụ Tổ chức cán bộ.
+ Văn phòng.
+ Thanh tra.
+ Cục Kinh tế xây dựng.
+ Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
+ Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
+ Cục Phát triển đô thị.
+ Cục Hạ tầng kỹ thuật.
+ Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản.
- 04 Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, bao gồm:
+ Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.
+ Báo Xây dựng.
+ Tạp chí Xây dựng.
+ Trung tâm Thông tin.
Cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng sẽ không còn vụ Quản lý doanh nghiệp và Cục Công tác phía nam? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng trong hoạt động quy hoạch xây dựng, kiến trúc là gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về về quy hoạch xây dựng, kiến trúc:
- Tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc thẩm định, phê duyệt theo phân công của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch không gian ngầm đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
- Chủ trì lập, thẩm định hợp phần về quy hoạch xây dựng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch khác theo quy định;
- Ban hành định mức, đơn giá, phương pháp lập và quản lý chi phí trong việc lập, thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc;
- Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành;
- Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc gắn kết với cơ sở dữ liệu về đất đai trên phạm vi cả nước;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quản lý không gian theo quy hoạch và quy chế quản lý kiến trúc (gồm không gian trên mặt đất và không gian ngầm), kiến trúc đô thị và nông thôn.
Nhiệm vụ, quyền hạn của của Cục công tác phía Nam trong cơ cấu tổ chức Bộ xây dựng hiện nay là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 52/2022/NĐ-CP có quy định về điều khoản chuyển tiếp về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục công tác phía Nam như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
Cục Công tác phía Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng.
Tại Điều 2 Quyết định 1148/QĐ-BXD năm 2018 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục công tác phía Nam, cụ thể:
- Theo dõi, tổng hợp và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam bao gồm 06 tỉnh miền Đông Nam Bộ và 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ (sau đây gọi là các tỉnh phía Nam), cụ thể là:
+ Tham gia với các đơn vị thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, giải pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn các tỉnh phía Nam;
+ Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn các tỉnh phía Nam;
+ Tổ chức tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức ở các tỉnh phía Nam về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ; phối hợp với các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất phương hướng, biện pháp xử lý các phản ánh, kiến nghị đó;
+ Phối hợp với Thanh tra Bộ tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức ở các tỉnh phía Nam theo quy định của pháp luật;
+ Phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền của ngành Xây dựng trên địa bàn các tỉnh phía Nam;
+ Trực tiếp hoặc phối hợp với các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ giải quyết, xử lý kịp thời một số vụ việc có tính chất đột xuất, cấp bách thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ;
+ Theo dõi, phối hợp với các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc cập nhật thông tin và báo cáo kịp thời với Bộ trưởng về tình hình phát triển các loại thị trường thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn các tỉnh phía Nam; tham gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn, Điều tiết và thúc đẩy sự phát triển bền vững các loại thị trường thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn các tỉnh phía Nam;
+ Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Ủy ban nhân dân các tỉnh phía Nam; kịp thời báo cáo Bộ trưởng hoặc phản ánh với các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Bộ.
- Thực hiện công tác của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bao gồm:
+ Thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án từ nhóm B trở xuống; thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đối với các công trình thuộc dự án nhóm B trở xuống sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách trên địa bàn các tỉnh phía Nam thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng;
+ Kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình
+ Kiểm tra về công tác an toàn trong thi công xây dựng và giải quyết các sự cố đối với các công trình
- Đại diện cho Bộ Xây dựng trong các hoạt động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tại các tỉnh, thành phố phía Nam theo sự phân công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng.
- Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác, đảm bảo các Điều kiện, phương tiện làm việc cho lãnh đạo Bộ và các đoàn cán bộ, công chức của khối cơ quan Bộ khi đi công tác tại các tỉnh phía Nam.
- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ, thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.
- Làm chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở vật chất của Bộ ở thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định của Bộ.
- Cục trưởng Cục Công tác phía Nam được quyền:
+ Đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn các tỉnh phía Nam cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của đơn vị;
+ Ký một số văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định pháp luật;
+ Được Bộ trưởng ủy quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Cục theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.
Trân trọng!
Võ Ngọc Trúc Quỳnh